KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 126

CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

CÂU HỎI:

Con trai tôi vừa tròn 4 tuổi. Bé sinh thường, nặng 3,1kg, không có

dấu hiệu bất thường gì trong khi sinh nhưng bé rất ít nói, khi nói thì
ngọng rất nhiều. Bé chỉ có thể nói rõ những câu ngắn hai, ba từ. Với
những câu dài bốn, năm từ trở lên là bé nói không được hoặc bị bỏ qua
từ. Với những gì mà người khác yêu cầu làm thì bé đều nghe và hiểu hết.
Bé có thể tự chăm sóc bản thân như đánh răng, mặc quần áo, đi dép…
Bé đi học mẫu giáo đã 2 năm nhưng khi về nhà bé không biết kể chuyện
ở lớp, thậm chí hỏi cũng không nói gì cả. Ở nhà bé cũng chỉ nói với cha
mẹ những gì khi thực sự bé mong muốn, nhưng cũng rất ít khi tự hỏi và
cũng chỉ diễn đạt được hai, ba từ. Bé rất thích chơi cùng bạn bè, thậm
chí còn tỏ ra khá nghịch ngợm, hay trêu chọc bạn ở lớp. Ngoài ra, bé
cũng không thích thú với việc học. Tôi cũng đã nhiều lần đem tranh ảnh
để dạy bé nhận biết được đồ vật, phân biệt các con thú… nhưng chỉ ngồi
được một chút là bé đứng dậy đi chơi chỗ khác. Đứa con gái 6 tuổi của
tôi thì vẫn phát triển bình thường. Vợ chồng tôi đều là công chức và cuộc
sống yên ả, hạnh phúc. Hiện thời, tôi rất lo lắng, xin chuyên gia cho tôi
lời khuyên để tôi giúp con mình chịu nói chuyện nhiều hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn!

- Trần Thị H. (Quận Bình Thạnh, TP. HCM)

TRẢ LỜI:

Chào chị, với những triệu chứng như chị đã nêu trên đối với bé trai nhà chị

thì có thể được xem là một dạng chậm phát triển ngôn ngữ. Biểu hiện này thể
hiện ở việc trẻ gặp một số khó khăn như khả năng diễn đạt chưa tốt, vốn từ
còn hạn chế, phát âm không rõ từ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói,
nói không rõ từ hoặc ít nói, vì vậy việc đầu tiên chị nên đưa bé đi khám một
số chuyên khoa như tai mũi họng, răng hàm mặt để xác định những yếu tố
liên quan đến thể chất có thể có như: dính thắng lưỡi, thính giác không tốt…
Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được khám ở khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng để
được đánh giá về sự phát triển toàn diện.

Để giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp thì vai trò của cha mẹ là

điều rất quan trọng. Chị cũng không nên quá lo lắng vì bé nhà chị đã có thể
nói được một số từ, vì vậy anh chị hãy tạo điều kiện để trẻ có một môi trường
giao tiếp tích cực, giúp trẻ phát triển vốn từ. Anh chị cần dành nhiều thời gian
để trò chuyện với con, khuyến khích con tìm hiểu môi trường xung quanh và
nói theo người lớn. Thông qua các trò chơi, anh chị giúp trẻ nghe và hiểu về
các hoạt động đang diễn ra bằng cách lặp đi lặp lại những từ, cụm từ mà anh
chị muốn dạy con, chẳng hạn như khi con trỏ vào con mèo và nói từ “mèo”,
anh chị có thể mở rộng từ thành “mèo ăn” và thêm ý “mèo chạy rồi”… Cứ

125

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.