KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 128

BÉ ĐÁI DẦM

CÂU HỎI:

Bé gái nhà tôi vừa tròn 5 tuổi. Từ năm cháu lên 3, cháu đã không còn

đái dầm, vậy mà bốn tháng nay, hầu như đêm nào cháu cũng tiểu (đái)
ướt cả giường. Nếu giữa khuya tôi dậy nhắc bé đi tiểu thì không sao,
nhưng hiện nay tôi đang có thêm bé gái được 6 tháng tuổi, nhiều khi bận
rộn, mệt mỏi quá, tôi ngủ quên thì thế nào đêm đó cháu cũng sẽ đái dầm.
Tôi hạn chế cho bé uống nước, không cho uống sữa trước khi đi ngủ,
nhắc nhở, la rầy thế nào cũng không cải thiện được. Xin chuyên gia có
thể cho tôi lời khuyên giúp bé nhà tôi chữa trị chứng đái dầm.

- Vũ Hồng N. (Đồng Nai)

TRẢ LỜI:

Chào chị, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bỗng dưng mắc chứng đái dầm,

trong đó có nguyên nhân liên quan đến việc rối loạn tâm lý. Theo như những
gì chị chia sẻ thì có lẽ bé nhà chị mắc chứng đái dầm không thực tổn. Một số
trẻ trong những gia đình mà cha mẹ sinh thêm em bé sẽ mang cảm giác bị bỏ
rơi, trẻ cảm thấy cô đơn, hụt hẫng và có những phản ứng thoái lùi. Một số trẻ
bộc lộ cảm xúc thông qua hành vi buồn bã, chán ăn, một số trẻ khác lại chống
đối bằng cách bướng bỉnh, không nghe lời, tuy nhiên cũng không ít trẻ phản
ứng bằng cách đái dầm khiến cha mẹ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Khi
trong gia đình có thêm một thành viên mới khiến cha mẹ bận rộn, vất vả hơn.
Nếu không có sự sắp xếp công việc một cách hợp lý sẽ khiến mẹ bị stress,
căng thẳng, hay la mắng và bớt dần đi sự quan tâm, chăm sóc dành cho trẻ.
Trẻ sẽ cho rằng em bé mới sinh ra giành hết tình cảm yêu thương của cha mẹ,
vì vậy trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng, đau khổ, đồng thời cũng tỏ ra ghen tỵ, ghét
bỏ em bé. Trẻ em gặp những rối loạn này thường được sinh ra trong một gia
đình đầm ấm, trẻ gắn bó với cha mẹ và nhận được nhiều sự quan tâm chăm
sóc từ phía cha mẹ.

Để giúp trẻ trong tình huống này thì vai trò của gia đình là hết sức cần

thiết. Anh chị cần có sự sắp xếp tổ chức công việc gia đình hợp lý để có thời
gian chăm sóc và quan tâm đến cả hai bé. Nếu như trước đây anh chị chưa
chuẩn bị cho bé tâm thế để đón em bé ra đời thì ngay lúc này anh chị hãy bộc
lộ tình yêu thương, sự gần gũi và chăm sóc bé nhiều hơn nữa. Hãy hạn chế sự
la mắng bé mà luôn ân cần, tận tình giáo dục cho bé về tình cảm yêu thương
giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Sự kiên trì giải thích của cha mẹ
sẽ giúp trẻ hiểu rằng em bé nhỏ này là em ruột của trẻ và em bé rất cần đến sự
quan tâm chăm sóc của chị gái. Thông qua các hoạt động hàng ngày, anh chị
dành thời gian để rèn cho con sự tự lập, suy nghĩ độc lập. Hãy dành cho trẻ sự
tin tưởng và vai trò được làm người chị cả để trẻ phát huy được trách nhiệm
của mình.

127

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.