KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 57

Vị giác

của trẻ phát triển rất sớm. Vừa mới ra đời, bé đã phân biệt được

bốn vị khác nhau là ngọt, mặn, đắng, chua. Bé “háo” ngọt và ghét những vị
đắng, chua.

Xúc giác

của trẻ sơ sinh cũng phát triển sớm. Da của bé rất nhạy cảm. Bé

cảm nhận độ nóng lạnh, ẩm ướt… rất nhạy nên khi tè ướt, hay nhiệt độ lạnh,
nóng, bé thường la khóc. Khi chào đời, bé đã có thể níu chặt các đồ vật bằng
lòng bàn tay. Sau đó không lâu, bé có cảm giác về hình thể và tính chất rắn
hay mềm của đồ vật.

Lưu ý

Sự phát triển các giác quan còn diễn ra dưới ảnh hưởng của những ấn

tượng bên ngoài mà trẻ tiếp nhận được. Vì vậy, cha mẹ và những người xung
quanh cần tạo ra môi trường thích hợp với từng loại giác quan và tạo ra những
ấn tượng đó (đem vật lạ màu sắc sặc sỡ đến gần trẻ, trò chuyện với trẻ…).
Tuy nhiên, không nên kích thích trẻ quá lâu (mỗi lần nên khoảng 5-15 phút)
hoặc kích thích quá mạnh (âm thanh lớn, các mùi vị quá nồng…)

(1)

➦ CÁC NHU CẦU TÂM LÝ CỦA TRẺ

Nhu cầu gắn bó với người khác (chủ yếu trong quan hệ mẹ con)

Lọt lòng mẹ trẻ có những hành động như: mút, bám, khóc, mỉm cười, rúc

đầu vào ngực mẹ (tìm vú và muốn áp sát vào mẹ để được ôm ấp vỗ về), thể
hiện sự gắn bó mẹ con. Quan hệ mẹ-con qua xúc giác là quan trọng bậc nhất
và được xuất hiện sớm nhất (sau khi sinh cả mẹ và con đều rất nhạy cảm với
sự tiếp xúc gần gũi da thịt, do nhu cầu gắn bó mẹ con), ở mẹ và con đều phát
ra tín hiệu cho nhau. Trẻ cảm nhận ngay những biểu cảm của người mẹ và
phản ứng lại bằng các cử động (mẹ ôm ấp nâng niu, vỗ về….), trẻ tỏ ra dễ
chịu, an toàn, mỉm cười, la khóc, vặn mình. Vai trò của nhu cầu gắn bó mẹ-
con
đó là tạo được sự gắn bó mẹ con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời,
tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và những lệch lạc về sinh lý cũng như
tâm lý sau này (những đứa trẻ thiếu sự yêu thương của người mẹ từ nhỏ
thường cảm thấy cô đơn, lo lắng và sợ hãi, sau này thường mặc cảm trong
giao tiếp với người xung quanh, thường có khả năng mắc các chứng bệnh về
tâm lý như tự kỷ, hội chứng hiếu động kém chú ý…). Nhu cầu gắn bó mẹ-con
là cơ sở cho nhu cầu giao tiếp sau này của trẻ với những người xung quanh.
Tạo cho trẻ cảm xúc: vui mừng (cười) khi được thỏa mãn nhu cầu và khóc khi
không được thỏa mãn. Mẹ là nguồn gây ấn tượng và tạo ấn tượng bên ngoài,
cần thiết cho sự phát triển thần kinh và các giác quan tâm lý cho trẻ.

Lưu ý

Khi trẻ vừa chào đời, người mẹ nên nhanh chóng tiếp xúc với con. Hãy

ôm trẻ để da trẻ chạm vào da người mẹ, đồng thời nhìn trẻ một cách âu yếm
(tầm nhìn < 30cm vì mắt trẻ không nhìn được xa) và cười đầy yêu thương với
trẻ. Ấn tượng tốt đẹp này sẽ giúp việc thiết lập mối quan hệ mẹ-con tốt đẹp,
trẻ sẽ cảm thấy được chào đón để ra đời, giúp cho việc phát triển tâm sinh lý
bình thường.

Nhu cầu an toàn

Là trạng thái tâm lý xuất hiện khi trẻ được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản và

nhu cầu gắn bó, khi trẻ được bảo vệ, che chở, ấm áp và bình yên trong tình

56

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.