KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 59

➦ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

Sự phát triển vận động thô

3 tháng: biết lật, với tay về phía đồ vật như là vẫy

4 tháng: ngồi có người đỡ

5 tháng: ngồi trong lòng người lớn, cầm đồ vật trong tay

6-7 tháng: có thể ngồi một mình

8-9 tháng: có thể bò bằng hai tay hai chân

9-10 tháng: biết đứng

11- 12 tháng: đi được nhờ sự dìu dắt của người lớn.

Biết đứng và biết đi tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhận thức ở trẻ, trẻ

có thể khám phá sự vật từ mọi phía (bên trong, bên trên, bên dưới). Thế giới
đối với trẻ trở nên rộng lớn hơn.

Lưu ý

Các bậc cha mẹ nên thường xuyên tập luyện vận động cho trẻ, giúp trẻ tập

lật, tập bò, tập đi… Nếu trẻ đến tuổi (có thể quá khoảng 2-3 tháng) mà chưa
có những loại vận động thích hợp, nên đến các cơ sở y tế để khám. Ngoài ra,
một số đứa trẻ bỏ qua một vài giai đoạn như không lật mà ngồi, không bò mà
đứng…

Sự phát triển vận động tinh

Trẻ 3 tháng tuổi biết bắt đầu cầm đồ chơi lắc. Cuối tháng thứ 3, trẻ bắt đầu

dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Hai bàn tay tạo ra ấn tượng xúc giác về đồ vật,
giúp cho trẻ biết được vài đặc tính đơn giản của chúng. Đến tháng thứ tư, trẻ
bắt đầu nắm lấy đồ vật. Nhiều khi trẻ nắm chắc trong tay một đồ vật hồi lâu,
tuy vậy trẻ vẫn chưa làm chủ hoàn toàn hành động nắm. Từ tháng thứ 6 trở đi
thì động tác nắm được cải thiện hơn, bàn tay hướng về đồ vật, ngón tay cái
đối lập với các ngón tay khác, nhờ đó trẻ đã cầm đồ vật bằng các ngón tay. Vị
trí của các ngón tay dần dần thích hợp với các kiểu đồ vật (quả bóng được
cầm bằng những ngón tay xòe rộng, khi cầm khối vuông thì các ngón tay đặt
theo gờ cạnh). Hành động cầm nắm có vai trò quan trọng trong sự phát triển
tâm lý của trẻ: bàn tay trở thành cơ quan xúc giác, bàn tay biết “khám phá”.

Khi đứa trẻ có thể cầm nắm đồ vật trong tay thì nó bắt đầu thao tác

với đồ vật bằng tay từ đơn giản đến phức tạp hơn:

Cầm lấy rồi buông ra.

Phối hợp động tác: cầm hai vật ở cả hai tay, phối hợp các hành động sờ, nắm,
đưa vào miệng và nhai.

Đẩy đồ vật ra hay xích lại gần.

Làm cho đồ vật ngã ngửa, gõ lắc tạo âm thanh, dịch chuyển đồ vật.

Những thao tác bằng tay của trẻ đối với đồ vật tiến bộ nhanh làm cho sự

định hướng vào đồ vật và không gian xung quanh rõ ràng hơn nhờ sự phối
hợp phức tạp giữa thị giác và cơ quan vận động.

58

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.