KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 61

luyện trí nhớ cho trẻ. Khi chơi, nên sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt nhằm phát
triển trí nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Sự phát triển ngôn ngữ

Ngay từ khi mới sinh, trẻ đã có cách biểu hiện sự đòi hỏi, mong muốn

trước cha mẹ, ví dụ: trẻ khóc khi muốn ăn, ọ ẹ khi ướt tã lót. Khi gần 1 năm
tuổi, hầu hết trẻ đã biết phát âm từ đầu tiên. Trẻ đã học được các cách thức
giao tiếp cơ bản với người lớn. Trình độ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc chủ yếu
vào hoạt động giao tiếp của người lớn với trẻ.

Nếu trẻ đến từng mốc giai đoạn mà chưa đạt được các tiêu chuẩn, nên đưa

trẻ đi khám. Những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc hiếu động kém chú ý thường có
những rối nhiễu về ngôn ngữ.

Lưu ý

Cần thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ, luôn

dùng ngôn ngữ, cả ngôn ngữ không lời, để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Khi
trẻ yêu cầu một điều gì, cần dùng ngôn ngữ để đáp ứng trước khi đưa đồ vật.
Ví dụ: Nếu trẻ chỉ cốc nước, người lớn không nên đưa ngay mà nên vừa chỉ
cốc nước vừa nói “Con muốn cốc nước phải không?” hay “Mẹ sẽ lấy cốc
nước cho con nhé?”…

ĐỘ TUỔI

HÀNH VI NGÔN NGỮ CỦA TRẺ

12 tuần tuổi

Cười khi người khác nói chuyện với mình, ê a.

16 tuần tuổi

Quay đầu về phía giọng nói phát ra.

6 tháng tuổi

Từ ê a chuyển sang bập bẹ.

8 tháng tuổi

Phát âm lặp đi lặp lại các âm tiết ( ma ma).

12 tháng tuổi

Hiểu được nghĩa và có thể phát âm một vài từ.

Hoạt động chủ đạo của trẻ

Giai đoạn 1:

Giao tiếp xúc cảm trực tiếp (2 - 6 tháng): Trẻ tìm kiếm sự

quan tâm, âu yếm của người lớn (biểu hiện của nhu cầu giao tiếp) bằng cái
nhìn chằm chằm vào người lớn, cử động chân tay, phát ra những âm thanh
nho nhỏ, vui vẻ khi người lớn đến gần nói chuyện… Trong giao tiếp với
người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người
lớn qua nét mặt, giọng nói rồi dần dần trẻ cũng biểu hiện những xúc cảm khác
nhau của mình. Trong giai đoạn này, cần chú ý ở bên trẻ trò chuyện, mỉm
cười, kể chuyện cho trẻ nghe và đừng băn khoăn về việc trẻ không hiểu hết
những điều người lớn nói.

Giai đoạn 2:

Giao tiếp tình huống (6-12 tháng): Từ nhu cầu giao tiếp trực

tiếp dẫn đến nhu cầu giao tiếp vì đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để
được tiếp xúc với đồ chơi. Người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ
vật. Người lớn mang đồ vật đến cho trẻ, bế trẻ đến chỗ có nhiều đồ chơi…
Người lớn cùng chơi, cùng thực hiện hành động với trẻ, nói chuyện, khen
ngợi trẻ, khuyến khích trẻ hành động với đồ vật. Việc giao tiếp này dần dần
trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ, ví dụ người lớn cầm tay

60

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.