KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 62

trẻ gõ vào trống, đặt thìa vào bát… Nhờ hoạt động chủ đạo trong lứa tuổi này
mà trẻ được ấp ủ thương yêu, có đời sống tâm lý ổn định; hình thành cảm xúc
tích cực; thúc đẩy trẻ hiểu ngôn ngữ của người lớn và học nói. Trong quá
trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ (qua nụ
cười bằng lòng hay vẻ mặt không đồng ý), đánh giá hành vi của trẻ để trẻ
nhận ra hành vi của mình đúng hay sai. Trẻ học được thói quen tốt và cách
ứng xử đúng.

Lưu ý

Khi chơi, trò chuyện cùng trẻ, nên chỉ cho trẻ những giá trị, những chuẩn

mực, những giới hạn. Cần uốn nắn những sai lệch cho trẻ sớm bằng thái độ,
bằng hành vi, bằng ngôn ngữ; không nên nói sai theo cách phát âm của trẻ, ví
dụ trẻ thường dùng từ “ăn cơm” là “măm măm”, thì chúng ta phải dùng từ
đúng là “ăn cơm” để trẻ nói đúng từ nhỏ.

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TRẺ 1-3 TUỔI

Ở giai đoạn 1-3 tuổi: Sự phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ rất nhanh.

hệ thần kinh rất nhạy bén tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhanh, đồng thời trẻ
cũng rất dễ bị tổn thương. Vì thế, những thay đổi đột ngột trong cuộc sống -
đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời rất nguy hiểm. nhu cầu giao tiếp của
trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi này là bắt chước hành
động
, lời nói của người lớn, vì vậy cần tích cực cho trẻ nhận biết thế giới
xung quanh và cần làm gương cho trẻ (trẻ có thể bắt chước lời nói, hành
động, việc làm tốt hay xấu của người lớn). Tốc độ phát triển của mỗi trẻ
khác nhau.

Đi theo tư thế đứng thẳng

Khi mới tập đi, việc điều khiển các cử động chưa được hình thành, vì thế

trẻ luôn luôn bị mất thăng bằng, căng thẳng, hay bị vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi
gặp các vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và
kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo. Đi theo thế
thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh
học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc xã hội hóa đứa trẻ:

Giải phóng hai bàn tay khỏi chức năng di chuyển, bàn tay trở thành công cụ
để nhận thức thế giới xung quanh: cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ… - chức năng
hoạt động của con người.

Ngẩng cao đầu, dây thanh càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.

Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không
gian.

Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở
rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng
chúng.

Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng
của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng
giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.

Đặc điểm hoạt động với đồ vật

61

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.