KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 64

Lúc đầu, công cụ chỉ là sự kéo dài bàn tay của trẻ (trẻ nắm lấy thìa, đưa gần
vào bát, xúc cơm rồi đưa thẳng lên miệng), lúc này sự chú ý của trẻ không
hướng vào công cụ (thìa) mà hướng vào đối tượng (cơm). Hành động không
thành công (cơm rơi vãi hết, trẻ chỉ đưa được thìa không lên miệng).

Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ mới chú ý đến quan hệ giữa công cụ và đối tượng
mà hành động hướng tới (giữa thìa và cơm), lúc này trẻ làm đi làm lại nhiều
lần mới đạt kết quả.

Cuối cùng, khi bàn tay đã thích nghi với cấu tạo của công cụ thì mới xuất hiện
hành động công cụ.

➦ Ý NGHĨA CỦA HÀNH ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ

Làm phong phú kinh nghiệm nhận thức cảm tính ở trẻ (cảm giác, tri giác).

Phát triển khả năng khái quát hóa (lĩnh hội và áp dụng nguyên tắc sử dụng
công cụ).

Thay đổi tính chất định hướng trong tình huống mới (định hướng vào chức
năng và phương hướng hành động). Khi gặp một vật mới, trẻ tìm hiểu “Vật
này dùng để làm gì?”, “Có thể sử dụng nó như thế nào?”.

Làm tích cực hóa ngôn ngữ của trẻ.

Hình thành tính độc lập.

Lĩnh hội quy tắc hành vi khi sử dụng các đồ vật.

Tạo điều kiện cho việc hình thành những dạng hoạt động mới: trò chơi và các
hoạt động sáng tạo (vẽ, nặn, xây dựng).

Lưu ý

Cần cho trẻ tiếp xúc với nhiều công cụ, đồ dùng trong cuộc sống. Càng

tiếp xúc đa dạng các đồ vật, trẻ càng lĩnh hội được nhiều giá trị chuẩn mực và
kinh nghiệm. Cha mẹ không nên làm thay trẻ (ví dụ: đi dép hộ, xúc cơm
hộ…), mà thay vào đó cần kiên trì và sớm tập cho trẻ làm quen những hành
động với công cụ. Nên tham gia cùng trẻ trong quá trình hoạt động. Sự tương
tác người-đồ vật-người giúp trẻ không chỉ hiểu được công dụng của đồ vật mà
còn bộc lộ, hình thành những cảm xúc, những nét tính cách tích cực của trẻ
với người khác.

➦ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ

Hoàn thiện khả năng thông hiểu lời nói của người lớn (nghe hiểu):

Trẻ chỉ hiểu về tình huống khi chứng kiến tình huống, ví dụ trẻ hiểu lời nói

“đánh trống” khi trẻ nhìn thấy một người đang đánh trống hoặc chính trẻ đang
cầm dùi đánh vào trống. Lời nói “đánh trống” biểu đạt cho toàn bộ tình huống
này. Trẻ sẽ không thể hiểu lời nói “đánh trống” khi tách khỏi tình huống cụ
thể.

Tình huống cụ thể + lời nói = Tín hiệu hành động của trẻ.

Sự kết hợp giữa ngôn ngữ với tình huống cụ thể khi được lặp đi lặp lại

nhiều lần, thì dần dần trẻ sẽ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào tình

63

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.