khác, ví dụ khi nhận dạng các vật có hình tam giác trẻ nói là “giống mái
nhà”; khi nhận dạng các vật có hình tròn, trẻ nói “giống quả bóng”; các đồ vật
màu đỏ - “giống cờ”, màu xanh - “giống cỏ”… Nhận biết bằng thính giác của
trẻ cũng phát triển mạnh, đặc biệt là nghe âm vị của tiếng mẹ đẻ. Trẻ phân
biệt được độ cao, thấp của âm thanh qua các bài hát đơn giản và hấp dẫn.
Lưu ý
Việc nắm vững hành động tri giác ở trẻ đòi hỏi người lớn phải hướng dẫn. Đồ
chơi cần chọn lựa sao cho có các thao tác lắp ráp các bộ phận với nhau, buộc
trẻ phải so sánh, đối chiếu và lựa chọn cho phù hợp.
Cần chỉ cho trẻ biết những âm thanh có độ cao khác nhau phát ra từ các đối
tượng quen thuộc như gà gáy “ò ó o”, vịt kêu “cạp cạp cạp”; khuyến khích trẻ
gõ trống, rung lục lạc, hay nhún nhảy theo nhạc để phát triển khả năng tiết
tấu.
Nên đặt những câu hỏi cho trẻ để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo ở trẻ.
Trí nhớ:
Trong năm đầu, trí nhớ của trẻ chưa tách khỏi tri giác trực tiếp (khi người
quen đến gần, trẻ có phản ứng reo mừng). Cuối năm thứ nhất, trẻ đã nhận ra
đồ chơi mà mình đã chơi nhiều lần, nhận ra giai điệu đã nghe nhiều lần. Trẻ 2
tuổi nhớ được nhiều từ, câu mặc dù chưa hiểu được câu đó hoặc chưa hiểu
được ý nghĩa của từ. Trẻ nhớ các bài thơ, câu văn, các phần âm thanh và nhịp
điệu của từ… Đặc điểm quan trọng nhất trong trí nhớ của trẻ là trí nhớ dần
dần thoát khỏi chỗ dựa vào tri giác, sự nhớ lại được hình thành (ví dụ mẹ
mặc đồ đẹp tức là sẽ đi. Trẻ sẽ khóc khi thấy mẹ mặc đồ đẹp). Ban đầu, trẻ
nhớ lại không chủ định (khi có câu hỏi và gợi ý của người lớn), về sau là nhớ
lại có chủ định. Trí nhớ của trẻ là sự hứng thú, trẻ nhớ lại những gì trẻ thích.
Trẻ có khả năng ghi nhớ và nhớ lại theo lời chỉ dẫn của người lớn là thành
tựu quan trọng trong sự phát triển trí nhớ của trẻ, là mầm mống của trí nhớ có
chủ định.
Lưu ý
Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đồ vật để rèn luyện trí nhớ.
Trước khi tiếp xúc chúng ta đưa ra những câu đố, câu hỏi liên quan đến đồ vật
để rèn luyện khả năng nhớ lại của trẻ.
Tư duy:
Ở trẻ tuổi này, tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hành động. Ban đầu, trẻ
biết sử dụng các mối liên hệ có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết tình huống,
ví dụ trèo lên ghế để lấy cái ly trên bàn. Nhưng sự biểu hiện của hành động tư
duy đích thực là khi trẻ biết xác lập mối quan hệ chưa có sẵn giữa các đồ vật
để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, ví dụ lấy cây để khều quả bóng trong gầm
giường. Người lớn dạy cho trẻ hành động với đồ vật, giúp trẻ xác lập mối
quan hệ giữa chúng để giải quyết các nhiệm vụ thực tế, tránh rập khuôn máy
móc. Cuối tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành tư duy trực quan-hình ảnh (là kiểu
tư duy mà trong đó việc giải quyết bài toán được thực hiện nhờ các hành động
bên trong với các hình ảnh), ví dụ sau nhiều lần dùng que khều quả bóng
trong gầm giường, trong một tình huống mới như quả bóng ở trên bàn, trẻ sẽ
dự đoán trong đầu là có thể dùng que khều được quả bóng ngay. Mặc dù mới
65