huống cụ thể nữa. Người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động cho trẻ
(yêu cầu trẻ cầm hay lấy một đồ vật nào đó), giúp trẻ mở rộng giao tiếp với
người lớn. Việc nghe và hiểu lời nói vượt ra khỏi tình huống cụ thể là một
thành tựu quan trọng của trẻ. Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ như là
phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ tích cực: Sau 2 tuổi là thời kì phát triển ngôn ngữ. Trẻ không
chỉ đòi hỏi biết được tên đồ vật, mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các
đồ vật đó. Vốn từ: cuối năm thứ 2, trẻ nói được 300-400 từ, cuối năm thứ 3 là
1.000 từ. Phát âm: trẻ lên 2 thường nói ngọng, ngôn ngữ của trẻ ít giống của
người lớn, ví dụ “ăn”, trẻ nói là “măm”, “thịt” thành “xịt”… Người ta gọi
ngôn ngữ đó là ngôn ngữ tự trị. Nguyên nhân của ngôn ngữ tự trị:
Do người lớn thích nói vậy khi âu yếm trẻ.
Trẻ nghe không chuẩn nên phát âm bị méo tiếng.
Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn nên trẻ phải tự nghĩ ra một số từ để giao tiếp
với người lớn.
Ngữ pháp: Để diễn đạt được nguyện vọng của mình cho người lớn hiểu,
trẻ phải nắm được ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Lúc đầu, trẻ dùng câu một tiếng,
ví dụ “măm măm” tức là “Mẹ cho con ăn”. Sau đó trẻ dùng câu hai tiếng theo
mô hình: chủ ngữ - vị ngữ, ví dụ “mẹ bế”, “mẹ xúc”, cũng có lúc trẻ nói
ngược “bế mẹ”. Đến ba tuổi, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ,
trẻ rất thích nói và nói suốt ngày (“Trẻ lên ba cả nhà học nói“). Trẻ đã nói
được những câu dài: “Con khóc vì ba mắng con”, “Ai hư thì không được
phiếu bé ngoan”.
Lưu ý
Cần dạy trẻ nói đúng và sửa sai cho trẻ thì ngôn ngữ tự trị sẽ mất đi nhanh
chóng.
Gia đình nên tập nói thường xuyên cho trẻ; cho trẻ tiếp xúc nhiều sự vật, hiện
tượng, tình huống để tăng vốn từ cho trẻ.
Nên đọc sách báo cho trẻ nghe và hình thành thói quen thích đọc sách từ nhỏ
cho trẻ.
➦ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA TRẺ
Tri giác:
Tri giác của trẻ thời kỳ này mang tính không chủ định. Trẻ thường hướng
đến những đặc điểm/dấu hiệu riêng biệt, nổi bật của đồ vật. Khi hoạt động với
đồ vật, trẻ nhận biết được kích thước và hình dạng, độ lớn, màu sắc; nhận ra
vị trí, phương hướng và trình tự sắp xếp các đồ vật. Hình dạng (hay đường
viền) là dấu hiệu quan trọng nhất để trẻ 3 tuổi nhận biết đối tượng. Trẻ có thể
nhận biết được năm loại hình khác nhau thông qua trò chơi xếp hình (tròn,
vuông, chữ nhật, tam giác, bầu dục). Sau đó là màu sắc rực rỡ (đỏ, da cam,
vàng, xanh lá cây, xanh da trời, tím, trắng, đen). Trẻ dùng mắt để lựa chọn
các đối tượng cần thiết mà không cần ướm thử nữa. Trẻ tích lũy được khá
nhiều biểu tượng về các đối tượng trong hiện thực và được ghi lại trong kí ức,
biến thành các mẫu để nhận biết thuộc tính của đối tượng khác. Trẻ thường
dùng hình dạng, màu sắc của một số mẫu này để nhận biết các đồ vật
64