KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 63

Thời kì trước tuổi mẫu giáo, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức

tạp với các đồ vật, nhưng chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và
phương thức sử dụng nó. Đến tuổi đi nhà trẻ, đồ vật lúc này đối với trẻ không
phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn là để tìm hiểu chức năng nhất định
và phương thức sử dụng tương ứng, ví dụ thìa (muỗng) dùng để xúc cơm và
có cách cầm nhất định. Do đó, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm
cách sử dụng đồ vật. Trẻ lĩnh hội những kiến thức về đồ vật, biết cách sử
dụng đồ vật giống như người lớn, trong đó người lớn giữ vai trò của người
hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình lĩnh hội này. Hoạt
động với đồ vật (là một loại hoạt động có đối tượng) trở thành hình thức hoạt
động chủ đạo trong suốt giai đoạn nhà trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức
năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung quanh
trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo
lắp suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí
tuệ. Khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì
đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những quy tắc hành vi trong xã hội. Thái độ
của người lớn rất quan trọng đối với việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội
cho trẻ.

➦ CÁC LOẠI HÀNH ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT CỦA LỨA TUỔI NHÀ TRẺ

Hành động thiết lập các mối tương quan:

Là hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng)

vào mối tương quan nhất định trong không gian, ví dụ hành động chồng các
khối gỗ thành hình tháp hoặc lắp ráp đồ chơi. Ở lứa tuổi nhà trẻ, khi hành
động với đồ vật, trẻ phải tính đến những thuộc tính của đối tượng, biết lựa
chọn đồ vật theo hình dáng, kích thước, biết sắp đặt chúng theo một trật tự
nhất định. Trong thời kì đầu, trẻ chưa tạo ra được kết quả đúng như mong đợi,
nên thường sắp xếp lung tung.

Lưu ý

Người lớn phải giúp đỡ trẻ đạt tới kết quả đúng bằng cách:

Người lớn làm mẫu trước mắt trẻ nhiều lần để trẻ ghi nhớ vị trí của các đối
tượng trong tương quan nhất định.

Để trẻ làm và lưu ý sửa các chỗ sai, sau đó trẻ sẽ làm thử.

Dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đối tượng thích hợp theo một tương
quan nhất định rồi tổ chức các hành động thiết lập tương quan cho đúng. Chỉ
bằng cách này mới giúp trẻ nắm được phương thức hành động đúng.

Nhờ hành động thiết lập mối tương quan như vậy, các chức năng tâm lý của
trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh, đặc biệt là
tư duy trực quan - hành động.

Hành động công cụ:

Là hành động mà trong đó một đồ vật được sử dụng như một công cụ để

tác động lên một đồ vật khác (công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay con
người với đồ vật cần tác động tới), ví dụ dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để
thái rau…

Quá trình lĩnh hội hành động công cụ thành các giai đoạn:

62

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.