KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 82

Đồ chơi treo trước mặt trẻ (đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi) phải thường xuyên
thay đổi vị trí, tránh để trẻ nhìn quá lâu vào một điểm hoặc một hướng.

Đồ chơi phải có tính thẩm mỹ, hình dạng sinh động, có thể tạo hứng thú say
mê và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. Đồ chơi càng hấp dẫn thì càng kích
thích các giác quan của trẻ phát triển.

Một số lưu ý khi chọn mua đồ chơi:

Phù hợp độ tuổi, giới, cân bằng cá tính

Lớn hơn miệng trẻ

Không quá to, nặng

Các bộ phận được lắp chặt với nhau

Không có dây và nam châm

Chất nhựa và sơn an toàn

Không có cạnh sắc

Pin khó tháo dời

Có tem đảm bảo chất lượng.

Cha mẹ nên tự làm đồ chơi vì rất nhiều lợi ích sau:

Mẹ con cùng vừa làm vừa chơi, giúp trẻ kích thích tính sáng tạo và sự kiên
nhẫn.

Tiết kiệm tiền.

Những món đồ chơi tự làm sẽ là những vật lưu giữ kỷ niệm đẹp của con.

Đồ chơi có thể làm từ vỏ đồ hộp, hộp kem đánh răng, hộp bánh… hay bằng
vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa; xếp lá dừa thành
con châu chấu, đồng hồ, mắt kính, vòng đeo tay; quấn lá chuối thành kèn; nặn
con trâu bằng đất sét…

Dưới đây là một số gợi ý về trò chơi và cách chơi dành cho trẻ 0-6 tuổi để

cha mẹ có thể tham khảo thêm.

DẠY CON CHƠI QUA TỪNG GIAI
ĐOẠN

Thai nhi (0 tuổi)

“Thai giáo” (giáo dục thai nhi) là phương pháp dạy con tuyệt vời ngay khi

con còn trong bụng mẹ. Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể tiếp nhận và
có phản ứng đối với những tác động từ bên ngoài. Nghe nhạc, hát, đọc truyện
cho con nghe, nói chuyện với con, đi bộ nhẹ nhàng… là những hoạt động để
cha mẹ và thai nhi có thể tương tác với nhau trong giai đoạn 0 tuổi này.

➦ TRÒ CHƠI ĐẠP BỤNG

Khi thai nhi được 5 tháng, có hiện tượng đạp bụng mẹ (máy) lần đầu tiên,

81

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.