năm 1961, Berger hoàn thành phần của mình trong thỏa thuận bằng
cách gửi lời mời của Mỹ đến Park về một “chuyến công du” ở
Washington. Park đi Mỹ vào tháng 11 và nhận được sự đón tiếp vượt
quá mong đợi.
Sau chuyến đi của Park đến Washington, Berger gửi một bức thư
đến Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk và tỏ thái độ ca ngợi vị khách Hàn
Quốc:
Chủ tịch Park Chung Hee đã tạo dựng hình ảnh của mình trước người dân [nước]
Cộng hòa như một vị lãnh tụ quyết đoán, công bằng và thông minh, một người
có thể tin cậy được để lên nắm quyền, để duy trì cách mạng một cách đúng đắn,
chừng mực, và để thực hiện lời hứa mà ông đã tuyên bố vào ngày 12 tháng 8 về
việc chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự sau cuộc bầu cử tháng 5
năm 1963. Vì vậy Park chính là đại diện cho mối liên kết quan trọng nhất giữa
chính quyền và nhân dân và là nhân tố-bình ổn quan trọng nhất trong tình huống
này... Tuy nhiên, sự ủng hộ công khai mà Hoa Kỳ dành cho chính quyền quân sự
và sự tiếp đón thân thiện trong suốt chuyến đi của Park đến Hoa Kỳ có lẽ mới là
những nhân tố mang tính quyết định để ổn định tình hình. Một người Hàn Quốc
đã nói với tôi câu này, “Bởi nước Mỹ có ấn tượng với Park, người dân Hàn
chúng tôi càng trân trọng ông ta hơn.”
Việc địa vị lãnh đạo của Park được công nhận không chỉ cho ông cơ
hội củng cố quyền lực trong giai đoạn hậu Chang Do-young mà còn
cho ông thêm hai năm nắm quyền để thử nghiệm các cách thức mới
nhằm phát triển kinh tế và tái thiết quốc gia với mục tiêu tạo được sự
ủng hộ từ người dân trong các cuộc bầu cử năm 1963. Park đã có được
thời gian cần thiết để xây dựng hình ảnh của mình như một người gây
dựng lại đất nước, đổi lại ông phải làm theo yêu cầu của Mỹ về việc
đưa đất nước trở lại với chính quyền dân sự trong khoảng thời gian
quy định.
Nền chính trị quá độ, 1962-1963
Sau khi Mỹ công nhận cuộc đảo chính và tính chính đáng của
SCNR trong cuộc gặp giữa Park và Kennedy tháng 11 năm 1961, Hàn