được thông qua từ trước. Berger cũng chấp thuận lời mời tiệc trưa của
Yun Po-sun, người đã từ chức tổng thống vào tháng 3 năm 1962 và
hiện đã sẵn sàng để khởi động Đảng Chính trị Dân chủ nhằm dẫn dắt
những phong trào dân sự chống đối. Vào ngày 17 tháng 2, Bộ trưởng
Quốc phòng Park Byeong-kwon, và tham mưu trưởng của cả bốn quân
chủng - lục quân, không quân, hải quân và thủy quân lục chiến - đã có
cuộc họp với Park để đưa ra tối hậu thư buộc Kim Jong-pil phải rút
khỏi DRP và rời khỏi đất nước ngay lập tức.
xung đột phe phái, tuy nhiên cũng lên kế hoạch trả đũa với lực lượng
mạnh hơn sau khi thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng qua đi,
nên Park đã khiến cả đất nước ngạc nhiên khi không chỉ buộc Kim từ
chức khỏi DRP mà còn tuyên bố sẽ không chạy đua cho vị trí tổng
thống trong thời gian sắp tới, miễn là lực lượng dân sự chống đối thỏa
mãn chín điều kiện bao gồm cam kết không trả thù chính trị đối với
chính quyền quân sự và các thành viên của nó vì đã lật đổ Chang
Myon. Kim Jong-pil sau đó đã từ chức khỏi tất cả các vị trí đại diện,
và bị “trục xuất” vào tháng 2 như một đại sứ lưu động.
Ngày 13 tháng 2, Berger gửi thư về Bộ Ngoại giao Mỹ viết rằng
“Chính quyền Mỹ trong vòng ít ngày phải ra một quyết định cơ bản về
thái độ đối với Chủ tịch Park, chính quyền của ông ta cũng như các kế
hoạch bầu cử và chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.”
Trong những ngày tiếp theo, theo như một bức điện tín gửi đến Berger,
Bộ Ngoại giao cho thấy họ sẵn sàng từ bỏ Park và chấp nhận Heo
Jeong - lãnh đạo của chính quyền lâm thời năm 1960 sau khi Lý Thừa
Vãn bị lật đổ - như một người thay thế để dẫn dắt Hàn Quốc trong giai
đoạn quá độ đến chính quyền dân sự đầy khó khăn.
Đại sứ quán Mỹ ngay lập tức công khai ủng hộ đề xuất của Park vào
ngày 18 tháng 2 về việc rút khỏi cuộc chạy đua vào ghế tổng thống
trong cuộc bầu cử đang đến và coi đó là “nguồn hy vọng lớn nhất cho
việc ổn định chính trị và kinh tế".