Vào giữa tháng 3, tình hình chính trị xoay chuyển như mong đợi.
KCIA lật tẩy một loạt kế hoạch đảo chính bí mật và bắt giữ một nhóm
tướng lĩnh cao cấp, hầu hết trong số này thuộc phái Hamgyeong. Các
vụ bắt bớ này đã loại bỏ luôn phái cuối cùng còn sót lại đang đòi hỏi
chia sẻ quyền lực với tư cách những thành viên đầu tiên của cuộc đảo
chính. Thêm nữa, phái chính thống đã huy động binh lính thường trực
tiến hành biểu tình công khai ở trung tâm Seoul yêu cầu kéo dài chính
quyền quân sự. Tối ngày 15 tháng 3, Park đã thông báo riêng với
Berger kế hoạch của ông về việc kéo dài chính quyền quân sự thêm
bốn năm thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Các hành động tiếp đó
của chính phủ Mỹ trở thành một trong những can thiệp công khai và
chủ động nhất của Mỹ vào chính trị Hàn Quốc.
Ngay khi nhận được báo cáo của Berger về kế hoạch của Park, Rusk
lệnh cho Berger thông báo với Park rằng chính quyền Mỹ cũng như
những nước khác “không thể chấp thuận và buộc phải công khai phản
đối việc kéo dài chính quyền quân sự thêm bốn năm nữa.” Kế hoạch
kéo dài chính quyền quân sự của Park cũng được báo cho Tổng thống
Kennedy, ngay sau đó Tổng thống Mỹ đã lệnh cho Bộ Ngoại giao và
Nhà Trắng thảo một bức thư phản đối Park Ngày 8 tháng 4, Park phần
nào lùi bước khi tuyên bố rằng sẽ trì hoãn nhưng không hủy bỏ ý định
tổ chức trưng cầu dân ý và sẽ cho phép khôi phục lại các hoạt động
chính trị. Hoa Kỳ chấp nhận đề nghị của Park dù nghe có vẻ như một
sự mặc cả. Tuy nhiên Berger tin rằng “lập trường vững chắc của Hoa
Kỳ là một nhân tố quan trọng dẫn đến kết quả này.” Khi hạn chế được
nguy cơ khủng hoảng chính trị, sự chú ý của Mỹ nhanh chóng chuyển
sang khủng hoảng xã hội và kinh tế do nạn đói mùa xuân ở các làng
quê.
Tới tháng 7, tình hình chính trị càng trở nên thuận lợi cho Park.
Kim Jae-chun, một người trung dung trong chính quyền quân sự vốn
tốt nghiệp khóa 5 của KMA, đã bị buộc phải từ chức giám dốc KCIA
khi ông này hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch loại trừ phái