cả của các đơn vị bầu cử một đại diện cùng với sự phân bổ thiên lệch
thêm các ghế “danh sách đảng [party-list]” cho đảng có số phiếu cao
nhất đã giúp ích rất nhiều để DRP chiếm đa số, sự thật rằng đảng DRP
nhận được một lượng lớn phiếu bầu so với các đảng phái chính trị
khác đã quá đủ để làm nản lòng lực lượng chống đối dân sự và thiết
lập tính chính danh cho liên minh cầm quyền quân-sự-chuyển-sang-
dân-sự của Park.
Những ngày tồi tệ nhất của tình trạng bất ổn chính
trị xem ra đã qua mặc dù sự trở lại theo dự kiến của Kim Jong-pil từ
“tình trạng bị trục xuất” đang dấy lên lo ngại từ Hoa Kỳ.
Kinh tế: Kế hoạch Phát triển
Ngay sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự đã công bố một kế
hoạch phát triển kinh tế dài hạn cũng là kế hoạch kinh tế đầu tiên
trong lịch sử dân tộc Hàn Quốc để cuối cùng mang lại cái được gọi là
Kỳ tích sông Hàn. Chính sách kinh tế phát triển theo định hướng nhà
nước dẫn dắt này được thiết kế không chỉ để thiết lập tính chính danh
cho vị trí thống trị chính trị của Park mà còn để các lãnh đạo đảo
chính, gồm cả Park, nhận được sự công nhận của Mỹ như là những
người tái thiết quốc gia. Với sức mạnh và sự hiện diện áp đảo của Mỹ
trong nền kinh tế chính trị Hàn Quốc suốt những năm 1960, có thể
đoán được rằng nước Mỹ đã tham gia đáng kể vào công cuộc xây
dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 Năm (FYEDP) và đặc biệt là
những chương trình cải cách cần thiết để tiến hành kế hoạch này.
Mặc dù vậy, vai trò của Mỹ trong việc lập kế hoạch kinh tế không
phải lúc nào cũng mang tính xây dựng. Có khi là như vậy; có khi thì
không. Tuy nhiên, điều không cần phải nghi ngờ là uy thế chính trị của
Park vào đầu những năm 1960 hoàn toàn trùng khớp hoặc chỉ đến
ngay sau thời điểm thay đổi chính sách viện trợ của Mỹ. Mối quan tâm
về các vấn đề kinh tế đã đồng thời gia tăng ở cả hai bên bờ Thái Bình
Dương khi hai đồng minh này cố gắng cùng giải quyết một thử thách
là tạo ra một chính thể “tự lực” cho nhà nước Cộng hòa Hàn Quốc.
Việc Mỹ quan tâm hơn tới phát triển kinh tế đã được phản ánh rõ trong