một giác thư do Robert Komer, một thành viên NSC, soạn ra ngay sau
bản báo cáo của lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc ngày 5 tháng 6 năm
1961. Trong giác thư gửi đến Trợ lý đặc biệt cho tổng thống về an
ninh quốc gia, ông Mc George Bundy, vào ngày 12 tháng 5 dưới tiêu
đề “Ưu tiên tương đối giữa trọng tâm quân sự và trọng tâm kinh tế ở
Hàn Quốc”, Komer cho rằng “một trong những nguyên nhân căn bản
cho việc [Hoa Kỳ] thành công quá ít ở [Nam] Triều Tiên từ năm 1953
[chính là ở] trọng tâm thiên về quân sự” trong chính sách của Hoa Kỳ.
Ông tiếp tục:
Chúng ta đã chi tiêu cho MAP [Chương trình Hỗ trợ Quân sự] 1953-1960 nhiều
hơn cả cho nền kinh tế quốc nội. Tình trạng lệch trọng tâm này phần lớn là do
mối lo ngại khó xảy ra rằng tình trạng tại “vĩ tuyến 38” chỉ là một đợt ngừng bắn
và chiến tranh có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Kết quả là chúng ta rất ít quan tâm
đến phát triển kinh tế trong khi lại dồn hết sức vào việc duy trì các lực lượng
quân đội ROK khổng lồ... Với tất cả [những] đơn vị phòng vệ này, rủi ro ROK bị
tấn công một lần nữa nhỏ hơn rất nhiều so với rủi ro sụp đổ từ những điểm yếu
bên trong. Người dân Bắc Hàn đã bắt đầu cất lên bài ca quyến rũ chết người về
sự thống nhất dân tộc và nó sẽ càng có sức lôi kéo hơn ở miền Nam yếu đuối và
chia rẽ. Nếu Hàn Quốc sụp đổ, nó sẽ đi theo lộ trình đó chứ không phải là một
cuộc nội chiến.
Đề nghị của Komer là “việc cắt giảm dần các lực lượng [quân sự]
ROK xuống còn khoảng 14 và cuối cùng là 12 sư đoàn sẽ vẫn giữ cho
[quân đội Đồng minh] khả năng kháng cự đáng kể và giải phóng
những nguồn lực khổng lồ để giải quyết các vấn đề mà [Hoa Kỳ] thực
tế đang phải đối mặt ở ROK.”
Sự thay đổi trong chính sách viện trợ của Mỹ đã được thực hiện vào
cuối những năm 1950, và đó là một phần của sự thay đổi lớn hơn
trong chính sách viện trợ toàn cầu của Hoa Kỳ. Đầu tiên, thẩm quyền
xử lý và giải ngân viện trợ được chuyển từ Bộ Chỉ huy Lực lượng
giám sát hiệp định đình chiến liên Triều của Liên Hợp Quốc sang cho
Đại sứ Mỹ, điều này cho thấy Mỹ ngày càng muốn sử dụng tiền viện