trợ cho các mục đích phi quân sự. Cụ thể hơn, Mỹ bắt đầu ra sức tạo
lập mối liên kết giữa hoạt động cung cấp viện trợ với nhiệm vụ tiến
hành cải cách kinh tế và hoạch định phát triển được thực thi bởi nước
nhận viện trợ như đã thể hiện trong “Thư Dillion” tháng 10 năm 1960.
Mục tiêu là tạo ra khả năng tự lực phát triển kinh tế của Hàn Quốc để
từ đó Hoa Kỳ có thể từng bước giảm bớt gánh nặng hỗ trợ kinh tế và
đảo ngược xu hướng thâm hụt thương mại. Sự chuyển hướng trong
chính sách viện trợ này gặp phải một phản ứng dữ dội bất ngờ ở Hàn
Quốc khi sự kiểm soát chặt chẽ của Mỹ trong việc sử dụng viện trợ bị
chỉ trích là xâm phạm chủ quyền dân tộc Hàn Quốc.
Hơn nữa, sự cắt giảm viện trợ của Mỹ càng làm tồi tệ hơn tình trạng
kinh tế của Hàn Quốc. Nhưng mặc cho các hậu quả tiêu cực này, sự
thay đổi chính sách viện trợ đã khiến ngay cả chính quyền Chang
Myon kém cỏi còn phải chuẩn bị một kế hoạch phát triển kinh tế mà
sau này đã trở thành nền móng quan trọng cho FYEDP đầu tiên của
chính quyền quân sự.
Một thời gian ngắn sau đảo chính, nước Mỹ thành lập một nhóm
quan chức ngoại giao mới ở Hàn Quốc và chỉ định Đại sứ Berger làm
người đứng đầu. Đã được đào tạo về kinh tế học, Berger am hiểu lĩnh
vực này “hơn hẳn những đại sứ khác” và giám sát quá trình tái định
hướng chính sách viện trợ ở Hàn Quốc. Công tác tổ chức USOM sẽ
được chỉnh đốn toàn diện bởi giám đốc mới được chỉ định, James
Killen. Dưới sự lãnh đạo của James, USOM cắt giảm một nửa nhân sự
và hoạt động hiệu quả hơn. Ban đầu, nhóm quan chức ngoại giao mới
khá lạc quan về sứ mệnh kinh tế của họ. Berger đã được làm yên tâm
bằng một loạt các cải cách của chính quyền quân sự song song với các
cải cách của chính nhà viện trợ. Bị ấn tượng mạnh bởi quyết tâm của
chính quyền quân sự khi thực hiện cải cách kinh tế với đầy “sự năng
nổ, sự háo hức, lòng quyết tâm và sức sáng tạo”, Berger báo cáo:
[Đó] là... một cuộc cách mạng thật sự từ bên trên nhằm cố gắng tạo ra những cải
cách rộng khắp ở mức nền tảng nhất. Những dự án cải cách đã được nhắc đến từ