trung quyền lực để cải cách hiệu quả hơn. Park đã cất nhắc chủ tịch
của một trong bảy tiểu ban thành một thành viên của Ủy ban thường
vụ SCNR mà chính ông là chủ tịch sau ngày 2 tháng 7. Bảy tiểu ban
của SCNR bao gồm Lập pháp và Tư pháp, Nội Vụ, Ngoại Vụ và Quốc
Phòng, Tài chính và Kinh tế, Giáo dục và Xã hội, Vận tải và Truyền
thông, Quản lý và Kế hoạch.
Cấu trúc quyền lực được Park xây dựng này đã bị “đảo lộn”. Một
mặt, các sĩ quan cấp cao kỳ cựu trong lực lượng quân đội dự bị và
thường trực được Park đề cử làm các bộ trưởng nội các nhằm tạo hình
ảnh về sự ủng hộ thống nhất của các lực lượng vũ trang Hàn Quốc cho
cuộc đảo chính và cũng để chính danh hóa vị trí lãnh đạo của Park
Nhóm nòng cốt của cuộc đảo chính, trong đó có Park, đã xác định vai
trò của những người này trong quản lý nghiệp vụ-hành chính. Mặt
khác, nhóm nòng cốt gồm các sĩ quan cấp trung luôn trung thành với
Park và Kim Jong-pil tuy chỉ đưa các thành viên của nhóm vào SCNR
do họ có thứ bậc thấp hơn trong quân đội, nhưng họ tự nhìn nhận mình
là chủ nhân thật sự của cuộc lật đổ bởi chính các trung tá và đại tá này
đã dấy binh và chiếm lấy Seoul ngày 16 tháng 5 năm 1961. Hơn nữa,
chính từ sự tự nhìn nhận này, nhóm nòng cốt này đã biến SCNR thành
một tổ chức tối cao với quyền chỉ định nội các. Các bộ trưởng không
hề có quyền ra quyết định chính trị, mà bị buộc phải làm việc cùng, và
thậm chí đôi khi phải làm việc theo các thành viên SCNR, các thuộc
cấp quân sự nhưng cũng là cấp trên chính trị của họ. Trong cấu trúc
quyền lực song hành này, các sĩ quan SCNR trẻ tuổi tại ngũ có quyền
phủ quyết các bộ trưởng nội các trong các lĩnh vực hành chính nhân
sự, ngân sách và thiết kế chính sách.
Trong công tác tập trung quyền lực, SCNR đã cử những người được
tin là cần thiết cho việc thực thi các chương trình cải cách do nhà nước
chỉ đạo, điều này dẫn đến sự tham gia rộng rãi của những người có
chuyên môn và các chuyên gia dân sự vào nhiều chương trình của
SCNR, từ hoạch định kinh tế và phát triển nông thôn cho đến sửa đổi