tinh thần yêu nước và chống đối sự can thiệp, thống trị của nước
ngoài, phần này cần được nuôi dưỡng và thu nhận.
Thứ ba, Park nhấn mạnh rằng nền dân chủ cần phải mang đặc trưng
“Hàn Quốc” (hangukchok) để đảm bảo được hiện đại hóa chính trị.
Năm 1978, ông tổng kết bản chất của “nền dân chủ Hàn Quốc”: “khi
nuôi nấng và ưa chuộng dân chủ, người ta sẽ cùng hợp nhất và chiến
đấu chống lại kẻ thù nếu gặp phải các mối đe dọa dân chủ hiển hiện
trước mắt bằng cách hạn chế lãng phí quyền lực quốc gia cũng như
tính kém hiệu quả có nguồn gốc từ những xung đột và bất hòa nội bộ,
điều đó âu cũng là bình thường. Họ vượt qua khủng hoảng quốc gia
bởi họ chú tâm vào nội dung và bản chất, hơn là hình thức và quỵ
trình, cũng như xem trọng tính hiệu quả, chứ không phải cạnh tranh
và thỏa hiệp. Chính họ mới là những người đã nuôi lớn nền dân chủ...
Yushin Tháng Mười đã tạo ra lực đẩy có tính quyết định cho một nền
dân chủ phù hợp với bối cảnh Lịch sử và thực trạng của chúng ta”
(phần nhấn mạnh tác giả thêm vào).
Park xem sự thống trị nhánh hành pháp là trung tâm trong tầm nhìn
về nền dân chủ Hàn Quốc. Ông khẳng định, “xu thế chung giữa các
nền dân chủ đương đại là nhánh hành pháp đảm nhận vai trò lãnh đạo
để giải quyết các khó khăn chính sách phức tạp. Sau khi đã đi qua một
loạt các cuộc khủng hoảng xã hội, các nhà nước dân chủ đã nhận ra
rằng hệ thống kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh chính quyền
không phải là tuyệt đối. Ngược lại, những cách tổ chức quyền lực như
vậy đã trở nên lỗi thời khi giải quyết những vấn đề rắc rối trong quản
trị nhà nước hiện đại. Do đó, sự kết hợp có hệ thống trong quyền lực
nhà nước đã trở nên căng thẳng hơn.” Đối với Park, tính hiệu quả, sự
thống trị nhánh hành pháp và dân chủ có định hướng là những đặc
điểm cốt lõi của một nền chính trị tốt, niềm tin này đã tác động sâu sắc
đến bản chất của nền chính trị khi ông còn cầm quyền. Quyền lực tập
trung vào vị trí tổng thống toàn quyền của ông, đồng thời trong xã hội
cũng thiếu vắng các thế lực đối trọng. Do đó, khái niệm của ông về