kinh tế hàng đầu của mình trên cả danh nghĩa lẫn thực tế nhưng vẫn
giữ nó dưới tầm kiểm soát cá nhân. Vấn đề cân bằng giữa khả năng
phát triển thể chế với quyền kiểm soát chuyên chế rất quan trọng đối
với Park, bởi cũng như KCIA, EPB quá mạnh để được đứng riêng rẽ.
Với quyền hoạch định ngân sách quốc gia cũng như cấp phép các
khoản vay và đầu tư nước ngoài đang là nguồn vốn chính của Hàn
Quốc trong bối cảnh tiết kiệm trong nước thấp, EPB có thể độc lập
kiếm tiền cho những dự án công nghiệp nó cho là cần thiết để đạt được
mức tăng trưởng kinh tế mục tiêu mà không phải nhờ đến bất kỳ sự
tham vấn chặt chẽ nào từ Bộ Tài chính. Cũng như KCIA, EPB bị giữ
dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Park với sự trợ giúp của Ban thư ký
tổng thống Nhà Xanh.
Được thiết lập nhằm cân bằng giữa các mục tiêu phát triển thể chế
và quyền kiểm soát chuyên chế, Nhà Xanh cũng giống như một nội
các thu nhỏ. Đứng đầu là trưởng ban cố vấn với hàm tương đương bộ
trưởng. Ngay bên dưới là các thư ký cấp cao tương đương hàm thứ
trưởng, số lượng thư ký này tăng từ một lên sáu sau một loạt những
cuộc chỉnh đốn tổ chức vào năm 1968 và 1969. Từ lúc đó cho đến một
thập kỷ sau cái chết của Park, số lượng thư ký cấp cao dao động từ
năm đến tám, mỗi người trong số này sẽ chỉ huy các thư ký hàm tương
đương với giám đốc tổng cục hoặc vụ trưởng trong bộ máy quan liêu
nhà nước. Sau đó, mỗi thư ký có thêm quyền tuyệt đối với một hoặc
hai bộ để chuyển hóa tầm nhìn của Park thành một gói chính sách chi
tiết, khả thi. Vì vậy, cách thức tổ chức của Nhà Xanh gần như song
song với các bộ ngành nhà nước của Hàn Quốc. Do Park phải phụ
thuộc vào ba trợ thủ cấp cao - KCIA, Tổng cục An ninh Quân đội, và
Văn phòng An ninh Tổng thống - để bảo vệ quyền lực của ông và giải
quyết các vấn đề chính trị, phần “chính trị” của Ban thư ký tổng thống
vẫn luôn yếu. Trước năm 1968, Park đã tạo ra hình ảnh về chính trị
đặc quyền trong cách tổ chức của Nhà Xanh bằng cách chỉ định cho
mỗi thư ký cấp cao một tập hợp nhiệm vụ “chính trị”. Tuy nhiên, chức