bắt buộc, nhưng rồi ông cũng chỉ đành chứng kiến các cuộc biểu tình
lan rộng từ Đại học Hàn Quốc sang các trường khác. Các tu sĩ từ nhiều
giáo phái Thiên chúa giáo tham gia vào các cuộc nổi loạn để tố cáo
tình trạng bất công xã hội và tha hóa chính trị. Park không hề sợ hãi
trước sự phối hợp của các lực lượng chống đối. Ngược lại, ông càng
làm xung đột thêm căng thẳng, đặt Seoul và khu vực xung quanh
thành phố này dưới một sắc lệnh quân đồn trú vào ngày 15 tháng 10
và gửi binh lính đến 10 trường đại học để bắt giữ các lãnh đạo của
phong trào sinh viên. Cuối cùng, hơn 4.000 sinh viên đã bị bắt giữ và
bị cưỡng bức vào quân đội.
Khi Park bị thách thức bởi xã hội và tìm cách biến thách thức này
thành cơ hội để thể chế hóa việc cầm quyền suốt đời thì vai trò chính
trị của quân đội Hàn Quốc gia tăng mạnh mẽ. Do đó, trong cuộc bầu
cử nghị viện diễn ra ngày 25 tháng 5 năm 1971, Park đã đề cử 41 vị
tướng đã nghỉ hưu trong vai trò ứng cử viên của DRP, khiến quân đội
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số ứng viên với 46,6%. Mặc dù Park
đã thường xuyên chỉ định các sĩ quan tại ngũ và trong lực lượng dự bị
vào các vị trí quan trọng trong đảng chính trị cầm quyền, bộ máy quan
liêu nhà nước và các công ty thuộc sở hữu nhà nước, các cựu sĩ quan
được ông đưa vào hoạt động chính trị vào năm 1971 đã tỏ ra rất xuất
chúng. Nghi ngờ các chính trị gia DRP đương chức, những người
đang chia rẽ thành các bè phái đối thủ để cạnh tranh quyền lực với dự
đoán Park sẽ nghỉ hưu sau nhiệm kỳ thứ ba (1971-1975), các sĩ quan
quân đội trung thành của Park, một khi đã được bầu lên, được giao
phó cho nhiệm vụ kiểm soát Kim Jong-pil, người đang tạo được lực
lượng ủng hộ chống đối lại việc kéo dài thời gian giữ chức tổng thống
thành ba nhiệm kỳ vào năm 1969, và Kim Seong-gon cùng Bè lũ Bốn
tên của ông này - những người mà lòng trung thành của họ sẽ không
còn là vô điều kiện trong trường hợp phái chính thống của Kim Jong-
pil suy yếu. Vấn đề của Park vào năm 1971 không phải là có hay
không, mà là khi nào và như thế nào, ông sẽ huy động những cận vệ