Không phải ngẫu nhiên mà nhiều sĩ quan trẻ đã nắm giữ các vị trí
trong các tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát mang tính
chính trị cao hơn, như Bộ Nội Vụ, Ban Kiểm toán và Thanh tra cũng
như Cơ quan Quản lý Thuế Quốc gia.
nhiệm điều phối kinh tế, bao gồm Ban Kế hoạch Kinh tế (EPB) và Bộ
Tài chính (MoF), bị cách ly xa hơn khỏi quân đội.
Mặt khác, Park không xây dựng nhiều lớp kiểm soát và cân bằng
như ông đã từng làm trong giai đoạn 1961-1973. Thay vào đó, Park để
cho Cha Ji-cheol - một trung tá quân đội đã nghỉ hưu không phải từ
KMA
và là cận vệ của Park trong những ngày đảo chính - chi phối
các sự vụ quân sự và chính trị từ vị trí mới được chỉ định của ông ta là
giám đốc PSS (1974-1979). Vào tháng 12 năm 1974, Park đưa Kim
Chae-gyu, một vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu và cũng là một cựu học
viên KMA, lên làm giám đốc mới của KCIA, tuy nhiên Kim Chae-gyu
đã thất bại trong việc kiểm soát Cha Ji-cheol. Ngược lại, khi ở một vị
trí có sức ảnh hưởng, Cha Ji-cheol tỏ rõ tham vọng trở thành một “phó
tổng thống” thật sự, trích lời những người chỉ trích ông này. Để củng
cố nền tảng tổ chức của mình và đảm bảo được tính chính danh trong
quân đội, Cha Ji-cheol mở rộng Văn phòng An ninh Tổng thống,
thành lập mới các vị trí phó giám đốc, trưởng phòng tác chiến, trưởng
phòng quản trị rồi bổ nhiệm các cựu học viên ưu tú của KMA vào các
vị trí này. Một PSS mở rộng cho phép ông phát triển các mối liên kết
chặt chẽ với những sĩ quan Hanahoe đang lên. Các chuẩn tướng Chun
Doo-hwan, Roh Tae-woo và Kim Pok-tong từ khóa KMA 18 và là các
lãnh đạo của phái Hanahoe lần lượt trở thành trưởng phòng tác chiến
trong giai đoạn 1976-1978. Cha Ji-cheol cũng mở rộng Đơn vị Bảo vệ
An ninh Tổng thống 30 và 33 từ một tiểu đoàn thành một trung đoàn.
Hơn nữa, ông có được một sắc lệnh tổng thống ban hành để đưa PSS
lên đứng đầu bộ chỉ huy CGC nếu quốc gia lâm vào tình trạng khẩn
cấp.
Quan trọng hơn, Cha Ji-cheol đã can thiệp vào chính sách
nhân sự của bộ chỉ huy quân đội và dùng sức ảnh hưởng của mình để