tư nhân mạo hiểm với mục tiêu phát triển công nghiệp. Nhà nước phát
triển ở trạng thái lý tưởng vẫn giữ được tính tự chủ của mình bất chấp
những đan xen phức tạp trong các mối liên hệ của nó với xã hội.
Chương 7 đồng tình với quan điểm của Evans rằng đặc tính thống
nhất nội bộ và tình trạng bị gắn chặt vào các mối quan hệ xã hội chính
là chìa khóa để tạo nên một nhà nước phát triển, nhưng không giống
như Evans, Chương 7 nhấn mạnh vai trò hàng đầu của chính trị trong
bối cảnh Hàn Quốc khi đó. Chỉ một góc nhìn chính trị tập trung vào
các tính toán và vai trò chính trị của Park mới có thể lý giải được
nhiều bài toán khó của quá khứ và của lý thuyết xoay quanh việc hình
thành đột ngột một nhà nước phát triển dưới thời Park cầm quyền
cũng như các đặc trưng phức tạp của nhà nước này, ví như từ một bộ
máy quan liêu nhà nước tuy kế thừa nhưng lại được hợp lý hóa cho
đến các cấu trúc nhà nước có thứ bậc nhưng lại được phân loại và việc
lai tạo giữa tính bóc lột với tính phát triển trong các vai trò của nhà
nước. Đặc tính thống nhất nội bộ trong nhà nước phát triển của Hàn
Quốc chính xác hơn là một sản phẩm từ “bàn tay hữu hình” của Park,
người theo đuổi tầm nhìn chính trị đầy hứng khởi nhằm biến đổi Hàn
Quốc thành một “Nhật Bản thứ hai” trong đời mình đồng thời sở hữu
một đầu óc chiến lược mạnh mẽ để có thể khéo léo cân bằng giữa các
đòi hỏi chính trị trong việc xây dựng liên minh với đòi hỏi từ các lực
lượng thị trường, chứ không phải là kết quả từ một tạo tác thể chế
được phát triển một cách tự chủ, dần dần và kỹ trị từ bên trong bộ máy
quan liêu nhà nước. Cũng vậy, nhà nước phát triển của Hàn Quốc có
mối gắn kết thể chế với xã hội, tuy nhiên sự gắn kết đó không đồng
đều và mang tính chính trị hơn, trong đó Park tiến hành thỏa thuận với
các tập đoàn chaebol ở hành lang Nhà Xanh. Những thỏa thuận này đã
đặt ra định hướng chung cho các hoạt động của bộ máy quan liêu nhà
nước.
Vai trò trung tâm của chính trị được thể hiện qua các mục tiêu cực
kỳ tham vọng mà vì chúng nhà nước đã bị trưng dụng suốt giai đoạn