Vào cuối những năm 1960, NDP vẫn hoàn toàn bị mất tinh thần bởi
thất bại trong cuộc bầu cử năm 1967. Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là Park không phải đối mặt với các lực lượng chống đối bên
ngoài đảng cầm quyền của ông. Đảng chính trị đối lập đã bị tan tác,
song lại có một liên minh tuy lỏng lẻo nhưng hay chống đối giữa các
nhà hoạt động là sinh viên, các trí thức chaeya bất đồng chính kiến và
các lãnh đạo tôn giáo nổi dậy, liên minh này khi kết hợp với các chính
trị gia NDP đã phê phán nặng nề về mặt đạo đức cách thức hoạt động
chính trị và kinh tế của Park. Liên minh này sử dụng đợt sửa đổi hiến
pháp năm 1969 để hợp nhất các phong trào chống đối từ tình trạng mất
đoàn kết nội bộ và thiếu bài bản. Cuộc sửa đổi hiến pháp nhen nhóm
lại mối ngờ vực nhằm vào Park của giới trí thức bất đồng chính kiến
và kích động lại làn sóng chỉ trích sự lộng hành của ông trong các quy
trình dân chủ. Nền kinh tế cũng ủng hộ phe chống đối. Dưới tác động
của cuộc suy thoái toàn cầu và các áp lực của quả bong bóng đã phát
triển trong nền kinh tế quốc nội suốt những năm 1960, nền kinh tế Hàn
Quốc bắt đầu giảm tốc sau năm 1969, điều này nhanh chóng truyền tới
nỗi sợ hãi về tình trạng đình lạm và làm gia tăng sự bất mãn vẫn âm ỉ
trong quần chúng về chính sách thẩm thấu [trickle-down policy] “tăng
trưởng trước rồi phân phối sau” của Park. Các vấn đề lao động cũng là
một chủ đề trọng tâm khi các nhà hoạt động sinh viên, các trí thức bất
đồng chính kiến và các lãnh đạo tôn giáo bắt đầu tập trung vào quyền
lao động và tình trạng nghèo đói ở các đô thị mạnh mẽ không kém
những xâm phạm của Park đối với các tư tưởng chính trị khai phóng,
trong nỗ lực tái định hướng căn bản lực lượng chaeya với nòng cốt là
giới trí thức trở thành một phong trào bất đồng chính kiến dựa trên
quần chúng rộng rãi hơn dù có hay không có sự ủng hộ của các chính
trị gia NDP. Các nhà hoạt động sinh viên cố gắng vận động công nhân
dựa trên nền tảng là “quyền được sống” của họ. Các nhóm Thiên Chúa
giáo bắt đầu đòi hỏi công bằng xã hội, phát biểu thay mặt công nhân
và dân nghèo thành thị. Sự tuyên truyền tích cực của họ đã có hiệu quả
vì chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu trong hàng thập