Park trước việc NDP đã có hơn 20 ghế so với mức tối thiểu cần để
ngăn chặn một nỗ lực sửa đổi hiến pháp khác, ông không thể một lần
nữa tìm cách kéo dài thời kỳ thống trị của mình thông qua các quy
trình hiến pháp. Trong tình cảnh này, Park chỉ có thể viện đến các biện
pháp ngoài hiến pháp để duy trì quyền lực sau khi nhiệm kỳ thứ ba của
ông kết thúc vào năm 1975.
Thành công trong cuộc bầu cử năm 1971 đã tiếp thêm sự tự tin cho
NDP và các đồng minh xã hội của đảng này, và họ đã lên tiếng suốt
đầu những năm 1970. Các sinh viên đại học biểu tình chống lại Đoàn
Thanh niên Quốc phòng (SCND), đơn vị mà Park đã sử dụng để tổ
chức các chương trình đào tạo quân sự tại các trường đại học. Khi
người dân sống trong các khu ổ chuột ở thành thị bị đuổi khỏi nhà để
dọn đường tái xây dựng thành phố, họ phát động các cuộc biểu tình
bạo lực để chống lại chính sách di dân cưỡng bức của Park. Một số
công nhân ở Công ty Hanjin đã đốt trụ sở chính của công ty khi biểu
tình chống lại việc trì hoãn trả lương, đây là dấu hiệu cho thấy tình
trạng cấp bách về một lực lượng lao động chống đối nhiều hơn. Giai
cấp trung lưu, đặc biệt là thành phần trí thức, cũng tham gia vào các
phong trào chống đối với số lượng lớn hơn. Các giáo sư ở Đại học
Quốc gia Seoul thông báo “tuyên ngôn độc lập” của họ đối với ảnh
hưởng của giới cầm quyền, Ủy ban Báo chí Hàn Quốc tuyên bố đơn vị
này sẽ bảo vệ quyền tự do báo chí, trong khi đó các thẩm phán trẻ kêu
gọi độc lập tư pháp.
Bên cạnh đó, cần phải chú ý rằng, cuối năm 1971, các phong trào
chống đối đã không đạt đủ trọng lực để thay đổi chương trình hành
động chính trị của Park. Sau khi loại bỏ những kẻ ham muốn quyền
lực thế hệ tiếp theo khỏi DRP và vẫn còn đang tổ chức nhóm đa số
trong Nghị viện Quốc gia và kiểm soát lòng trung thành của KCIA,
ASC, PSS và Bộ Nội vụ (MHA) đang điều khiển cảnh sát, Park có
những công cụ để trấn áp bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào đối với
sự cầm quyền của ông. Thật ra, trái với những ý định của các phong