1970 khi Park tiến hành chương trình công nghiệp hóa ngành công
nghiệp nặng và hóa chất (HCI).
Sự tái sinh của chaebol, 1964-1967
Vào những năm đầu của FYEDP thứ nhất, nền kinh tế tạo ra kết quả
thảm hại bất chấp việc cải tổ toàn diện nhà nước và sự thay đổi rõ rệt
các ưu tiên chính trị theo hướng tăng trưởng kinh tế. Ban đầu các điều
kiện kinh tế bất lợi đã được viện đến, nhưng Park nhanh chóng nhận ra
rằng vấn đề này có những gốc rễ sâu xa hơn. Sau những biện pháp tiết
kiệm cưỡng bức cấp tiến, bao gồm sự đổ bể của cuộc cải cách tiền tệ
và KIDC tháng 6 năm 1962, làm tê liệt nền kinh tế, Park ra lệnh cho
EPB điều chỉnh FYEDP lần thứ nhất vào cùng tháng 12 năm đó. Kế
hoạch điều chỉnh, được công bố vào tháng 2 năm 1964, kêu gọi tập
trung nguồn lực vào một số ngành công nghiệp chiến lược và thúc đẩy
xuất khẩu để chống chọi lại được với những biến động của thị trường
thế giới. Các nguyên tắc tập trung nguồn lực và thúc đẩy xuất khẩu
cho thấy rằng Park lúc này đang sao chép Nhật Bản Minh Trị trong
chiến lược hiện đại hóa của ông, trong chiến lược này nhà nước toàn
quyền làm việc với các siêu cường kinh tế zaibatsu để phát triển ở các
thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên không giống như zaibatsu của Nhật
trước Thế Chiến II sở hữu các công ty công nghiệp và các tổ chức tài
chính trong tổ chức tập đoàn của họ, chaebol của giữa những năm
1960 đơn thuần là những đơn vị sản xuất. Việc chính quyền quân sự
quốc hữu hóa các ngân hàng thương mại vào năm 1961 đã giúp Bộ Tài
chính kiểm soát chaebol.
Khi Park chắc chắn về sự tham gia của chaebol vào các dự án
FYEDP, rất nhiều tập đoàn chaebol hàng đầu được hưởng những
quyền tiếp cận đặc biệt đến bộ máy quan liêu nhà nước, gồm cả Nhà
Xanh. Một số chaebol được ban phát cho các khoản vay ngân hàng ưu
đãi, các khoản vay nước ngoài được nhà nước bảo lãnh và các giấy
phép tham gia độc quyền nhóm nhưng đổi lại phải gánh vác rủi ro phát
triển các ngành công nghiệp do nhà nước hoạch định và cung cấp các