tiền từ Nhật Bản dưới dạng các quỹ bồi thường mà cũng dọn đường
cho sự tham gia của các dòng vốn đầu tư thương mại Nhật Bản. Để tạo
điều kiện về thể chế cho các khoản vay nước ngoài và FDI, Nghị viện
Quốc gia thông qua Luật Phát triển Vốn đầu tư Nước ngoài, được Bộ
Tài chính soạn thảo, vào năm 1966. Quyết định năm 1964 của Park để
gửi quân chiến đấu đến miền Nam Việt Nam nhằm hỗ trợ các nỗ lực
chiến tranh của Mỹ cũng tạo cho chaebol cơ hội kiếm được ngoại tệ.
Cuộc chiến này đã tạo ra hai “nàng Lọ Lem”, Hanjin trở thành một
ông trùm vận tải kiểm soát một công ty vận tải biển, một hãng hàng
không, một công ty xe buýt và xe tải, còn Hyundai trở thành một tập
đoàn xây dựng.
Dễ dàng nhận thấy chìa khóa dẫn đến tăng trưởng kinh doanh chính
là khả năng tiếp cận các khoản vay nước ngoài được nhà nước bảo
lãnh. Ngành sản xuất chiếm 52,1% tổng các khoản vay nước ngoài của
Hàn Quốc vào năm 1966 và 69,1% vào năm 1968, đó là một cú nhảy
vọt từ 10,3% vào năm 1962. Không những thế, để khuyến khích
chaebol chấp nhận rủi ro và các ngân hàng thương mại nước ngoài cho
các chaebol đó vay, nhà nước bảo lãnh chi trả 90% các khoản vay
thương mại nước ngoài, cả trực tiếp (40%) và gián tiếp thông qua các
ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước (50%). Việc nhà nước xã hội hóa
các rủi ro và chi phí tài chính như vậy cuối cùng đã thúc đẩy các
chaebol tài trợ cho quá trình mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh
quyết liệt thông qua các khoản cho vay được cấp.
Lợi ích chaebol nhận được khi trở thành người thụ hưởng các khoản
vay nước ngoài được nhà nước bảo lãnh không chỉ là tổng số tiền vay
nước ngoài đơn thuần mà bao gồm rất nhiều các đặc quyền từ lãi suất
cho vay trong nước thấp đến khả năng tiếp cận dễ dàng nguồn ngoại tệ
khan hiếm và thậm chí là lệnh cấm các tổ chức lao động hợp pháp. Lợi
ích từ các khoản vay trong nước lãi suất thấp càng đặc biệt lớn khi
Park áp dụng “hệ thống lãi suất đảo ngược” vào năm 1965, đặt lãi suất
huy động của các ngân hàng trong nước cao hơn lãi suất cho vay. Sự