của Hàn Quốc trong kỷ nguyên Park Chung Hee. Rất nhiều nhà lãnh
đạo trên thế giới đã gọi sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc - quốc
gia đầu tiên trên thế giới đi lên từ bần cùng, nghèo đói trở thành một
trong những quốc gia phát triển hàng đầu chỉ trong vòng 50 năm, là
“kỳ tích sông Hàn”. Song, trên thực tế, không hề có bất cứ một kỳ tích
nào đến với Hàn Quốc, chính xác hơn, đó chỉ là thành quả lớn lao như
kỳ tích được gây dựng bởi tài năng lãnh đạo của tổng thống Park
Chung Hee, cùng với mồ hôi, công sức của toàn thể nhân dân Hàn
Quốc.
Đặc biệt, nếu như vào thời điểm năm 1960, Hàn Quốc là một quốc
gia nghèo trên thế giới với tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu
người là 79 USD, 50% ngân sách quốc gia phụ thuộc vào nguồn viện
trợ bên ngoài và được xếp vào danh sách những nước cần được viện
trợ khẩn cấp hay quốc gia có nền kinh tế đóng băng; thì đến năm
1996, Hàn Quốc đã gia nhập OECD, trở thành thành viên của G20
năm 2012 và đứng thứ 14 trên thế giới về quy mô nền kinh tế vào năm
2013 (GDP đạt 1,3045 nghìn tỷ USD), mức độ tăng trưởng kinh tế
tăng hơn 480 lần chỉ trong chưa đầy nửa thế kỷ, trở thành quốc gia độc
lập hiếm hoi sau thế chiến thứ hai gia nhập vào nhóm 20-50 (nhóm
các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người đạt 20.000 đô-la, tổng
dân số 50 triệu người). Có thể nói rằng, để lý giải sự phát triển nhảy
vọt và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng như vậy của Hàn Quốc, không
thể không nhắc tới vai trò lãnh đạo của Park Chung Hee.
Ở Park Chung Hee hội tụ đầy đủ các yếu tố của một nhà lãnh đạo
chuyển đổi, đó là khả năng dẫn dắt, lòng nhiệt huyết, năng lượng, tinh
thần đối đầu với thử thách, đồng cảm, động lực, cống hiến, cam kết và
tầm nhìn. Nhưng trên hết, cốt lõi trong phong cách lãnh đạo Park
Chung Hee vẫn là thuật dụng người. Bởi chính sự lựa chọn sáng suốt
và việc đặt niềm tin vào các bộ trưởng và nhà tham mưu trong Nhà
Xanh của ông đã giúp Hàn Quốc có được những thay đổi nhảy vọt và
thành quả vượt bậc. Bên cạnh đó, Park Chung Hee còn cho thấy khả