KỶ NGUYÊN PARK CHUNG HEE VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA HÀN QUỐC - Trang 7

năng lãnh đạo sáng suốt trong việc cho phép một số nhà chuyên môn
trong các lĩnh vực đặc thù tham gia vào việc xây dựng đường lối chính
sách và trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của bộ máy chính phủ.

Ngoài ra, bằng việc tập trung chú trọng vào sự khác biệt ngay từ

điểm xuất phát của xã hội Hàn Quốc so với xã hội phương Tây, Park
Chung Hee đã chủ trương ưu tiên đẩy mạnh công nghiệp hóa, giúp
Hàn Quốc theo kịp trình độ phát triển của phương Tây. Đồng thời,
nhận thức được rằng không thể phát triển công nghiệp nếu không đạt
được sự ổn định về chính trị, bất chấp việc bị chỉ trích, lên án là chính
phủ độc tài, Park Chung Hee vẫn cương quyết thực hiện đường lối
“Trước là công nghiệp hóa, sau là dân chủ hóa”. Kết quả là sau Thế
chiến thứ hai, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đồng thời hoàn
thành hai mục tiêu công nghiệp hóa và dân chủ hóa.

Cho dù không trích dẫn ra câu nói của học giả uyên bác theo chủ

nghĩa vị lai Alvin Toffler: “Tự do cần phải được giới hạn bởi trình độ
nhận thức của mỗi quốc gia. Và không thể lên án một chính phủ là độc
tài nếu điều kiện này được đảm bảo”, thì cuối cùng, quan điểm và
đường lối lãnh đạo của Park Chung Hee vẫn nhận được sự ủng hộ của
đông đảo người dân khi thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, sau đó, tiếp tục xây dựng một nền dân chủ vững
chãi, lớn mạnh trên chính mảnh đất này.

Với những khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa, rõ ràng

không thể áp dụng y nguyên mô hình phát triển quốc gia theo đường
lối Park Chung Hee đặt trong bối cảnh xã hội Hàn Quốc thập niên
1960, 1970 vào quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên,
tôi cho rằng, phong cách lãnh đạo quyết đoán cùng chiến lược “Trước
là công nghiệp hóa, sau là dân chủ hóa" và bộ máy hoạt động tinh gọn
của Park Chung Hee sẽ cung cấp thêm nhiều góc nhìn mới mẻ trong
việc xây dựng đường lối lãnh đạo và chiến lược phát triển đất nước
đối với các quốc gia hiện đang theo đuổi đồng thời cả hai sự nghiệp
công nghiệp hóa và dân chủ hóa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.