khi GNP bình quân đầu người vượt được mức 100 đô-la Mỹ cũng
chứng minh cho quyết tâm của ông với các dự án HCI, các dự án này
không thể được lý giải chỉ trong khuôn khổ duy lý.
Đối với Park Chung Hee, chính quyền yushin và chiến lược HCI tạo
thành một công cụ để hiện thực hóa tầm nhìn mang tính ý thức hệ về
“nước giàu, quân mạnh” và bản sắc dân tộc chủ nghĩa giống như một
samurai Minh Trị chấp nhận rủi ro để nhờ đó đất nước của anh ta có
thể bắt kịp với Triều Tiên và tiếp đó là Nhật Bản cùng phương Tây.
Nếu không tìm hiểu cặn kẽ về những ngôn từ “quyết chí ắt làm nên”
của ông và chủ để thảo luận Minh Trị về yushin, thì sẽ không thể giải
thích được việc một người đầy âm mưu như Park lại có thể đưa ra
những quyết định cực kỳ rủi ro cả về chính trị và kinh tế và cuối cùng
dẫn đến đủ kiểu “thành công” và “thất bại”. Trong những chương sau
đây, chúng tôi sẽ không chỉ đề cập về xung đột và hợp tác giữa nhà
nước, xã hội và các nhân tố nước ngoài mà còn về những tương tác
giữa sự cầu toàn, xu hướng thực dụng và đam mê của Park để cung
cấp một bức tranh trọn vẹn hơn về Park và kỷ nguyên của ông.