Trong khi một số thành viên của Quốc hội Mỹ bắt đầu xem xét ý
tưởng biến viện trợ quân sự Mỹ thành công cụ cho ngoại giao nhân
quyền, thì tổng thống hai nước lại kiên trì bám trụ chính sách truyền
thống với việc đặt các lợi ích an ninh lên trên các mục tiêu và giá trị
khác. Thật ra, tình thế bế tắc an ninh do cuộc khủng hoảng ở Đông
Dương gia tăng gây ra chỉ càng củng cố thêm quan điểm của họ về giá
trị cốt lõi của quan hệ song phương là an ninh quân sự. Tháng 8 năm
1974, khi trong gang tấc, Park đã thoát khỏi nỗ lực ám sát mà đã lấy
mạng vợ ông, người ta cho rằng kẻ ám át, một người Hàn Quốc sinh
sống ở Nhật Bản, đã được huấn luyện bởi một người có cảm tình với
Triều Tiên. Tháng 11 năm 1974, quân đội Hàn Quốc phát hiện một
đường hầm ngầm do Triều Tiên xây dựng cao khoảng 1,2 mét và rộng
khoảng 0,9 mét về phía nam khu vực phi quân sự.
Chính quyền Ford nhận ra những quan ngại an ninh của Park là
chính đáng, dù họ cẩn thận để không biến chúng thành lập luận cho
đàn áp chính trị. Đầu tháng 2 năm 1974, Bộ trưởng Quốc phòng James
R. Schlesinger làm chứng trước Ủy ban Quân đội Hạ viện rằng sự hiện
diện tiếp tục của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc là cực kỳ cần thiết đối với
an ninh Đông Bắc Á. Ngày 30 tháng 3, cố vấn an ninh quốc gia Henry
A. Kissinger xác nhận với Bộ trưởng Ngoại giao Kim Tong-jo rằng sẽ
không có việc rút quân thêm khỏi Hàn Quốc. Peter Hayes lập luận
rằng chính Kissinger là người đã đảo ngược kế hoạch tiếp tục rút quân
có lộ trình của Schlesinger vốn được vạch ra trước đó bởi người tiền
nhiệm của ông này là Bộ trưởng Quốc phòng, Melvin R. Laird.
Giữa lúc gia tăng thách thức từ chủ nghĩa cộng sản ở Campuchia và
miền Nam Việt Nam, Ford cố gắng không vô tình khuyến khích Triều
Tiên thực hiện những phi vụ quân sự bằng cách làm tổn hại đến niềm
tin vào cam kết quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc. Bất chấp sự chống đối
chính sách truyền thống của Hàn Quốc lan rộng từ những tổ chức nhân
quyền Cơ đốc giáo ở Hoa Kỳ, Ford tiến hành chuyến thám chính thức
đến Hàn Quốc tháng 11 năm 1974 với mục tiêu biểu dương sức mạnh