KỶ NGUYÊN PARK CHUNG HEE VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA HÀN QUỐC - Trang 760

lược phát triển quốc gia thay thế và củng cố chế độ. Ông nuôi dưỡng
một giai cấp tư bản trong nước mạnh mẽ hơn rất nhiều, chủ yếu phụ
thuộc vào nhà nước để thành công và đảm bảo rằng việc phân bổ lợi
ích sẽ tạo ra những đóng góp lớn cho đảng cầm quyền.

[222]

Vào cuối

những năm 1940, chế độ của Lý vẫn còn phải đáp ứng nhu cầu của
một nhóm quý tộc kinh tế; đến cuối những năm 1950, nhà nước đã chi
phối khá hiệu quả một hình thức khác về chất của giới quý tộc kinh tế,
giờ đây dựa nhiều hơn rất nhiều vào công nghiệp và thương mại. Ít
nhất trong lĩnh vực chính trị, Lý cũng khá thành công trong việc hoàn
thành được các mục tiêu: “Đến cuối những năm 1950,” Eckert và
đồng sự của ông kết luận, “Lý đã biến phần lớn hệ thống chính trị
thành của ông.”

[223]

Ở Philippin cũng vậy, nền kinh tế chính trị của những năm 1950 đặc

trưng bởi hoạt động trục lợi tham nhũng và quá trình công nghiệp hóa
thay thế nhập khẩu (ISI). Thoạt nhìn điều này dường như cho thấy
những điểm tương đồng đáng kể so với Hàn Quốc của Lý, nhưng phân
tích gần hơn cho thấy những khác biệt to lớn. Nói chung có thể quan
sát thấy rằng nếu hoạt động trục lợi ở Hàn Quốc thúc đẩy quá trình
thâu tóm quyền lực của chế độ cai trị thì hành vi trục lợi ở Philippin
tạo ra lợi ích cho tầng lớp quý tộc chính trị-kinh tế, tầng lớp này
không chỉ trải rộng mà còn bành trướng về quy mô. Phản ứng với cuộc
khủng hoảng cán cân thanh toán nặng nề năm 1949, Ngân hàng Trung
ương Philippin mới được thành lập thể chế hóa các biện pháp kiểm
soát nhập khẩu và ngoại hối với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và
các nhà đầu tư Mỹ. Quá trình phân bổ giấy phép nhập khẩu và ngoại
hối đầy rẫy tham nhũng, và một số vụ bê bối đã nổ ra trong tiến trình
thập niên này liên quan đến sự phân bổ đặc biệt thiên vị cho những
người có các mối quan hệ chính trị tốt nhất. Một sự kiện (có thể không
có thật) tượng trưng cho bản chất vơ vét thỉnh thoảng xuất hiện khi
cấp giấy phép: vào cuối những năm 1950, đại biểu quốc hội đối lập
Ferdinand Marcos được cho là “xông vào văn phòng” của một quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.