KỶ NGUYÊN PARK CHUNG HEE VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA HÀN QUỐC - Trang 761

chức Ngân hàng Trung ương, người đã từ chối cấp phép nhập khẩu
cho “một doanh nhân Trung Quốc giàu có” và chĩa súng lục vào đầu vị
quan chức đó cho đến khi “văn bản được ký và chuyển cho ông”.

Như trường hợp Hàn Quốc dưới thời Lý, các nhà kinh tế nhận thấy

quá trình lựa chọn cá nhân và ngành công nghiệp Philippin không mấy
hợp lý. Tuy nhiên, không như Hàn Quốc của Lý, sẽ khó khăn hơn
nhiều để phát hiện bất kỳ logic chính trị dựa trên chế độ nào đằng sau
sự điên cuồng trong hoạt động trục lợi không kiểm soát ở giai đoạn
này. Quá trình công nghiệp hóa là một mục tiêu lớn trong kế hoạch
phát triển đất nước, tuy nhiên các lãnh đạo Philippin nói chung không
có cùng ác cảm mang tính dân tộc chủ nghĩa của Lý về những phương
thuốc tự do của các nhà hoạch định kinh tế Mỹ. (Thật ra, thay vì chống
lại sự phụ thuộc vào cường quốc thực dân cũ, một ưu tiên kinh tế lớn
là quyền tiếp tục tiếp cận thị trường Mỹ.) Với đặc trưng phân quyền
chính trị và kinh tế cao độ của Philippin (đặc biệt ở các nhà nước dân
chủ), sự phân bổ các lợi ích kinh tế từ trung ương không có tác dụng
nhiều trong việc thúc đẩy quá trình tập trung hóa quyền lực chính trị.
Thay vào đó, giai đoạn kiểm soát này tạo ra thêm một nguồn chiến lợi
phẩm cho nhóm đầu sỏ, chiến lược tích lũy tư bản của nhóm này vốn
từ lâu đã dựa vào khả năng tiếp cận ưu đãi từ bộ máy nhà nước. Như
một quy luật, những gì nhóm đầu sỏ lấy được từ nhà nước sẽ thuộc về
họ; những kẻ hưởng lợi từ hệ thống này có rất ít nghĩa vụ (nếu có)
phải đóng góp vào (1) các mục tiêu phát triển lớn hơn (trong một số
trường hợp, “các nhà công nghiệp” đề xuất giấy phép ngoại hối để hỗ
trợ các hoạt động đầu tư sản xuất và rồi đổi sang nhập khẩu hàng hóa
thành phẩm); (2) kho bạc của nhà nước (thuế áp lên việc bán ngoại tệ
là tối thiểu); hay (3) các đảng phái chính trị (tiền công có xu hướng
không đi đến các đảng mà đến các chính trị gia). Cuối cùng có thể
quan sát thấy rằng - không như ở Hàn Quốc — Philippin không có sự
chuyển biến lớn nào trong đặc trưng của tầng lớp quý tộc từ cuối
những năm 1940 đến cuối những năm 1950: trong khi tầng lớp quý tộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.