Chính những lãnh đạo thời kỳ sau Park đã nuôi dưỡng chủ nghĩa địa
phương thành một nền tảng nguyên tắc để tổ chức chính trị ở Hàn
Quốc. Các sự kiện bước ngoặt bi kịch và quan trọng nhất xảy ra năm
1980, khi Chun Doo-hwan lãnh đạo một cuộc đàn áp đẫm máu những
người biểu tình chính trị ở Kwangju. Trước Cuộc nổi dậy Dân chủ
Kwangju, cử tri Jeolla là những người cùng một nhà bị chia rẽ, một số
ủng hộ Yi Cheol-sung “ôn hòa”, những người khác ủng hộ Kim Dae-
jung “bất đồng chính kiến”, và vẫn có những người ủng hộ Park nhà
hiện đại hóa. Sau cuộc thảm sát quân sự “đội quân công dân” đứng lên
lần cuối ở tòa nhà thị chính của tỉnh Nam Jeolla ngày 27 tháng 5, cử
tri ở cả các phần phía bắc và nam vùng Jeolla đồng lòng ủng hộ Kim
Dae-jung như là hiện thân cho những hy vọng và nỗi thống khổ của
Kwangju, cũng như các lý tưởng ý thức hệ cấp tiến. Sự thù hằn sâu sắc
chống lại liên minh quân sự có nguồn gốc Gyeongsang của Chun Doo-
hwan cũng lan sang văn hóa ngờ vực lẫn nhau giữa Kim Dae-jung với
Kim Young-sam, khi Kim Dae-jung “cấp tiến” rời khỏi Đảng Dân chủ
Hàn Quốc Mới của Kim Young Sam “bảo thủ ôn hòa” để phát động
chiến dịch tranh cử tổng thống riêng rẽ vào năm 1987, kết quả của
việc này là chiến thắng của Roh Tae-woo, người kế nhiệm được Chun
Doo-hwan chọn, trong một cuộc tranh cử tổng thống bốn bên. Sau đó
năm 1990, dưới khẩu hiệu thống nhất bảo thủ, Kim Young-sam sáp
nhập các lực lượng của ông với những người thừa kế yushin độc tài và
Đệ ngũ Cộng hòa (1980-1988) và các lãnh đạo địa phương của vùng
Chungcheong và tỉnh Bắc Gyeongsang - lần lượt là Kim Jong-pil và
Roh Tae-woo — nhằm cô lập Kim Dae-jung cấp tiến của Jeolla trong
cuộc tranh cử tổng thống năm 1992. Sự chia rẽ và sáp nhập năm 1987
và 1990, lần lượt bị chỉ trích là hành động phản bội của Kim Young-
sam và Kim Dae-jung, đã biến các tỉnh nhà của họ thành những đối
thủ không thể tha thứ cho nhau.
Sau đột phá dân chủ năm 1987, chính sự kết hợp chủ nghĩa địa
phương với xung đột ý thức hệ cấp tiến-bảo thủ đã tạo ra những đường