nét và đặc điểm cơ bản cho chính trị đảng phái Hàn Quốc. Jeolla bầu
cho Kim Dae-jung khoảng từ 83,5% đến 97,3% số phiếu của vùng này
trong các cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp sau năm 1987. Được cảnh
báo về sự tập hợp của cử tri Jeolla quanh Kim Dae-jung, cử tri Busan
và tỉnh Nam Gyeongsang cũng ủng hộ Kim Young-sam 53,7% số
phiếu năm 1987 và 72,8% năm 1992. Tận đến khi Roh Moo-hyun của
thế hệ sau chiến tranh đắc cử tổng thống năm 2002, chính trị đảng phái
Hàn Quốc mới hoàn toàn bị chi phối bởi các chính trị gia có vị thế
lãnh đạo được xây dựng hoặc bằng việc chống đối Park ở cương vị
lãnh đạo các cuộc đấu tranh dân chủ trong trường hợp Kim Young-
sam và Kam Dae-jung, hoặc bằng cách xây dựng hình ảnh một phó
tướng tâm phúc của Park “nhà hiện đại hóa” trong trường hợp của
Kim Jong-pil.
Sự kiên trì của chính trị đảng phái theo chủ nghĩa địa phương cũng
phát triển thành di sản lâu bền của chính trị tiền bạc. Vì chủ nghĩa địa
phương Hàn Quốc thiếu một tầm nhìn có kế hoạch, nên cả kỷ nguyên
Park và sau Park bị cản trở trong việc xây dựng một hệ thống đảng
phái chính trị mạnh dựa trên việc cân bằng thứ mà Angelo Panebianco
có lần gọi là hai thành phần cần thiết cho hoạt động tổ chức đảng vững
mạnh: “khuyến khích có chọn lọc” như quyền lực, uy tín hoặc tiền bạc
để hấp dẫn giới quý tộc trở thành những đảng viên chuyên nghiệp; và
“khuyến khích tập thể” hay ý thức hệ để có được sự ủng hộ quần
chúng cho đảng chính trị từ đảng viên cấp dưới cũng như từ khối cử
tri. Vì những khuyến khích tập thể không kéo dài đủ để cung cấp cho
cuộc sửa đổi hiến pháp nhằm dọn đường cho nhiệm kỳ tổng thống thứ
ba năm 1969 và cho sự cầm quyền suốt đời năm 1972, cùng với các ý
thức hệ chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa cộng sản của ông thất bại
trong việc phát triển một tầm nhìn chủ động có hệ thống cho công
chúng, Park Chung Hee ngày càng trông cậy không chỉ vào việc kích
động chủ nghĩa địa phương và những nỗi sợ Đỏ theo chủ nghĩa
McCarthy mà còn vào cả chính trị tiền bạc để xây dựng một bộ máy