và tham nhũng không biến mất, kể cả sau khi Kim Young-sam, trong
khả năng của vị tổng thống mới đắc cử, cách chức 11 thành viên Quốc
hội có “thành tích đen” về tích lũy tài sản phi pháp và vi phạm nhân
quyền; bắt giữ, buộc nghỉ hưu và sa thải 23 tướng lĩnh quân đội trong
lực lượng chính quy hoặc dự bị vì những vai trò đáng ngờ trong cuộc
nổi loạn quân sự năm 1979 và cuộc đảo chính năm 1980 của Chun
Doo-hwan, hối lộ hoặc vi phạm nhân quyền; buộc tội 7 giám đốc
doanh nghiệp vì những giao dịch đen tối; và xử tội hình sự 1 công tố
viên nhà nước đã truy lùng những người bất đồng chính kiến từ thời
yushin. Bước ngoặt diễn ra vào năm 1995, khi các quỹ đen do Roh
Tae-woo cất giữ bị khám phá, buộc Kim Young-sam phải ra lệnh thực
hiện một cuộc điều tra khác. Lần này, Trưởng công tố đã bắt giữ Roh
Tae-woo sau khi hỏi cung khoảng 40 chủ sở hữu chaebol được xem
như là “nguồn thông tin”, “đồng bọn” của ông và cũng buộc tội Chun
Doo-hwan vì cuộc đảo chính quân sự năm 1980 cũng như vì đã tích
lũy tài sản trái phép.
Dù vậy, bất chấp việc buộc tội Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo,
tiến triển diễn ra chậm chạp vì các đảng phái chính trị giai đoạn dân
chủ sau năm 1987 vẫn còn đặt cơ sở tổ chức của họ dựa trên sự kích
động của chủ nghĩa địa phương và những lý luận kém thuyết phục về
ý thức hệ cấp tiến và dân chủ, không thể phát triển hơn giai đoạn đảng
phái “nhóm tinh hoa ”.
Không có tầm nhìn ý thức hệ chặt chẽ
cũng như một mạng lưới các liên kết có tổ chức với các lực lượng xã
hội, các đảng chính trị sau năm 1987 sử dụng cuộc chơi chính trị tiền
bạc cũ, dù theo những cách kín đáo hơn rất nhiều, nhằm duy trì mạng
lưới dày đặc những nhà môi giới quyền lực địa phương và để vận hành
các chiến dịch tranh cử không hệ thống tốn kém. Do đó, mặc cho các
cuộc trừng trị hoạt động chính trị tiền bạc diễn ra rải rác, các đảng đã
bị công chúng xa lánh vì là thủ phạm của các hoạt động chính trị xã
hội làm xói mòn cấu trúc đạo đức mỏng manh của Hàn Quốc, làm suy
yếu bộ máy xuất khẩu từng một thời năng động của nước này và ngăn