mật tổ chức DRP để chuẩn bị cho chính trị bầu cử. Vai trò cơ quan
giám sát của KCIA tiếp tục vào thời Đệ tam Cộng hòa (1963-1972).
Khi Park chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ ba thông qua đợt sửa
đổi hiến pháp năm 1969, KCIA hối lộ cả các nhà lập pháp đảng cầm
quyền và đối lập để họ làm theo điều Park muốn. Cơ quan tình báo
này cũng không ngần ngại khủng bố các lãnh đạo đảng phái khi cho
rằng điều đó là cần thiết, như khi một số thành viên của phái chính
thống Kim Jong-pil ngăn cản khát khao nhiệm kỳ thứ ba của Park vào
năm 1969, khi chủ tịch tài chính DRP Kim Seong-gon ủng hộ các
chính trị gia đối lập trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại các bộ
trưởng nội các năm 1971, hay khi Kim Dae-jung đối mặt với thách
thức về tính chính danh của chế độ yushin trong giai đoạn lưu vong
năm 1973.
Tuy nhiên, sự kiềm chế thay vì sử dụng quyền lực thực sự là yếu tố
chúng tỏ cho sức mạnh của KCIA. Cơ quan tình báo này lưu trữ các
tài liệu phong phú về hoạt động của đảng phái, quân đội, doanh nghiệp
Hàn Quốc và các lãnh đạo chaeya, kể cả tài sản, thói quen, báo cáo
thuế và các nhóm thân hữu xã hội của họ, để kiểm soát đối thủ. Kể cả
Kim Jong-pil cũng bị các đặc vụ KCIA lục soát nhà đến ba lần, để
nhắc nhở về sự yếm thế của ông. Tác động của hoạt động giám sát
ngầm đến giới quý tộc Hàn Quốc là rất to lớn. Ý thức được tầm bao
phủ của cơ quan giám sát này lên cuộc sống của họ, các thành viên
trong giới quý tộc luôn cân nhắc kỹ trước khi thách thức Park và
thường ôn hòa hóa những chỉ trích về chế độ độc tài của họ với suy
nghĩ rằng nếu họ làm thế, ông cũng sẽ không đe dọa các lợi ích thiết
yếu của họ. Chỉ vào năm 1976, ba năm rưỡi sau khi khởi động chế độ
yushin, chaeya cực đoan do Kim Dae-jung lãnh đạo đã công khai kêu
gọi chấm dứt chế độ độc tài của Park. Đảng NDP, do Yi Cheol-sung
“ôn hòa” và sau đó là Kim Young-sam “cải cách” đứng đầu, công khai
ủng hộ lập trường chaeya giải tán yushin chỉ từ khi Park đe dọa loại bỏ
luôn chủ nghĩa đa phương chính trị hạn chế ông vốn ban hành từ năm