cản sự tập trung của các nhà hoạch định chính sách vào chính sách
bằng cách tạo ra những tình cảm định kiến địa phương chủ nghĩa và
dân túy. Tuy nhiên, vì họ là các đảng chính trị mà về bản chất đảm
nhận vai trò đưa cảm tình công chúng vào các mục tiêu, chương trình
nghị sự và chiến lược cải cách đồng thời phát triển những ý tưởng
hoặc các cuộc thảo luận chính trị hiện đại mà thông qua đó tập hợp
những yêu cầu mâu thuẫn của xã hội, các đảng chính trị sau năm 1987
không ngừng được vận động để chấm dứt hoạt động chính trị kích
động chủ nghĩa địa phương, rao giảng ý thức hệ và chính trị tiền bạc
mà chính họ đang thực hành, đồng thời, trong quá trình thực hành đó,
lại trở thành mục tiêu buộc tội của chính mình. Chắc chắn rằng, các
đảng chính trị sau năm 1987 sống trong thời kỳ chuyển đổi, khi mà
công việc vẫn được duy trì theo những cách thức kích động địa
phương chủ nghĩa, định kiến ý thức hệ và chính trị tiền bạc cũ, nhưng
lại bị đánh giá bởi tầm nhìn về nền dân chủ minh bạch và nhạy cảm,
được vẽ ra một cách phi hệ thống nhưng lại mới mẻ đầy phấn khởi.
Đến tận khi khoảng cách giữa hiện thực và lý tưởng này được loại bỏ,
nhiều chính trị gia đảng phái sau năm 1987 đã được dự định sẽ phải
thất bại trong kỷ nguyên dân chủ sau năm 1987, rất giống so với
những người tiền nhiệm của họ thời trước năm 1987.
Hệ thống cưỡng chế
Hệ thống cưỡng chế chọn lọc là yếu tố rối loạn nhất trong ba hệ
thống. Trên thực tế không chắc là hệ thống cưỡng chế có thật sự giúp
được Park hay không, vì với mỗi một hành động cưỡng chế, ông tạo
thêm một kẻ thù và làm suy yếu tính chính danh của mình. Tuy nhiên
điều quan trọng là Park đã cho rằng KCIA là một trụ cột không thể
thay thế trong chế độ chính trị của ông và hành động theo niềm tin
này. Trong những năm chính quyền quân sự, Park yêu cầu KCIA tổ
chức hoạt động thanh trừng các phe phái quân sự cạnh tranh ở phía
bắc, dập tắt sự phản kháng của các nhà bất đồng chính kiến chaeya và
các chính trị gia đối lập bằng các hoạt động phô trương sức mạnh, bí