hình thông qua kiểm soát chặt nguồn cung tiền. Lý luận công bằng xã
hội và tự do hóa tài chính cũng dần biến mất vì Chun Doo-hwan
không bao giờ là người mà ông cho rằng bản thân là, một “người tự do
mới” với sứ mệnh “giải thể” nhà nước phát triển thậm chí với rủi ro
đối đầu với chaebol. Tương tự, nhà nước quân đồn trú vẫn không bị
ảnh hưởng, nhưng lần này với cán cân quyền lực nghiêng về phía
ASC, khi các trường đại học trở biến thành nơi nuôi dưỡng các ý
tương cực đoan và các tổ chức chaeya sau vụ đàn áp đẫm máu Cuộc
nổi dậy Dân chủ Kwangju năm 1980. Trớ trêu thay, với mục tiêu tạo
cho Đệ ngũ Cộng hòa một bộ mặt dân chủ, Chun Doo-hwan khôi phục
quyền tranh cử cho một số cựu chính trị gia NDP năm 1984, nhưng
động thái mở cửa chính trị này đã dẫn đến sự hồi sinh mạnh mẽ của
phe đối lập trong các cuộc bầu cử Quốc hội năm 1985 và chỉ khiến
Chun Doo-hwan phải lệ thuộc nhiều hơn nữa vào bộ máy an ninh để
chống lại đối thủ.
Hệ thống cưỡng chế bị lay động tận gốc chỉ khi các nhóm giai cấp
trung lưu công khai, rõ ràng và dứt khoát ủng hộ chaeya và đảng chính
trị đối lập để buộc Chun Doo-hwan và người kế nhiệm ông, Roh Tae-
woo phải chấp nhận các cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp vào tháng 6
năm 1987. Các cuộc biểu tình phản đối lan rộng đến các cụm công
nghiệp vào tháng 7 và tháng 8. Giới trí thức của “Thế hệ 386”
cũng không ngừng cực đoan hóa, ban đầu cân nhắc thuyết phụ thuộc
và thần học khai phóng, sau đó áp dụng các tư tưởng Mac-xít và cách
tổ chức của Lênin, và sau cùng chọn ý thức hệ bản địa Juche (hay
Juche) của Triều Tiên. Những người trí thức này đang tìm kiếm một ý
thức hệ để vô hiệu hóa không chỉ Park và Chun mà cả đặc trưng quốc
gia dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản thị trường và liên minh với Hoa
Kỳ. Chắc chắn rằng, hầu hết những thành viên 386 rốt cuộc sẽ phát
triển ra khỏi định kiến với các tư tưởng Mác-Lênin và các niềm tin
Juche sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước vệ tinh Đông Âu năm
1991 cùng sự tê liệt của nền kinh tế Triều Tiên giữa những năm 1990.