Tuy nhiên, tinh phần phản kháng của các thành viên 386 và những ngờ
vực của họ về đặc trưng quốc gia vẫn tồn tại, buộc các đảng phái
chính trị phải gây áp lực rút bộ máy an ninh khỏi các sự vụ chính trị
trong nước. Các cuộc điều trần Quốc hội năm 1988 về các vi phạm
nhân quyền, tiếp đó là phiên xử Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo vào
năm 1995 vì các cáo buộc nổi loạn quân sự, lật đổ quốc gia và tham
nhũng, khiến các cơ quan an ninh không còn mặn mà với vai trò đàn
áp chính trị. Những ngày khủng bố các đảng phái chính trị và chaeya
với những đe dọa tra tấn đã qua vĩnh viễn với những tiến bộ dân chủ
hóa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng những người thừa kế các cơ
quan an ninh của Park hoàn toàn rút khỏi chính trị trong nước. Chính
trị khủng bố kết thúc, nhưng với sự mắc kẹt của các đảng phái địa
phương chủ nghĩa yếu kém về tổ chức và nông cạn ý thức hệ vào chu
kỳ phá hủy gồm những cuộc sáp nhập và chia tách đảng phái, các lãnh
đạo của Hàn Quốc dân chủ đã nhiều lần có ý định sử dụng bộ máy an
ninh như cận vệ cấp cao trong các hoạt động chính trị bí mật. Ở cuộc
bầu cử tổng thống năm 1997, Cơ quan Kế hoạch An ninh Quốc gia -
hậu duệ của KCIA - đã nghe lén các giám đốc chaebol, các chính trị
gia đảng phái và các chủ sở hữu báo chí, cùng những người khác,
nhằm tìm kiếm dấu vết những dòng tiền tranh cử tổng thống, đồng
thời cũng cố gắng buộc Triều Tiên tổ chức một sự kiện quân sự với hy
vọng kích động một nỗi sợ chiến tranh có thể thu hút những người
chưa quyết định đứng về phía đảng chính trị cầm quyền nào. Tái tổ
chức thành Lực lượng Tình báo Quốc gia trong thời tổng thống của
Kim Dae-jung, cơ quan an ninh này dẫn dắt các cuộc đàm phán hòa
bình với Bình Nhưỡng năm 2000 và 2007, cuối cùng dọn đường cho
một hội nghị thượng đỉnh với Kim Jung-il của Triều Tiên. Thông tin
tiết lộ vào năm 2005 rằng hoạt động nghe lén bất hợp pháp tiếp diễn
dưới thời Kim Dae-jung; theo Văn phòng Công tố viên Nhà nước,
khoảng 1.800 người bị nghe lén bởi Lực lượng An ninh Quốc gia