• Khẩn trương giải quyết tình cảnh khốn cùng của quần chúng, những người
đang trong tình trạng tuyệt vọng và tập trung xây dựng nền kinh tế quốc dân độc
lập.
• Nâng cao năng lực đất nước để hợp nhất dân tộc, đạt được mục tiêu thống nhất
của toàn thể người dân Triều Tiên.
• Chuyển giao quyền lực cho [những thế hệ] lãnh đạo chính trị có lương tâm mới
ngay sau khi hoàn thành sứ mệnh của Ủy ban và trở lại nhiệm vụ [quân sự] ban
đầu.
Tuyên bố này đã được đưa ra trên danh nghĩa của Trung tướng
Chang Do-young, người được giới thiệu là chủ tịch Ủy ban Cách
mạng Quân sự, tuy nhiên điều này chưa được ông đồng ý.
Các lãnh đạo đảo chính đã chiến thắng khi chiếm đóng Seoul ngày
16 tháng 5 năm 1961. Tuy vậy, quá trình củng cố quyền lực và ổn định
chính quyền quân sự còn rất lâu mới hoàn thành. Quân đội cách mạng
còn đến bốn khó khăn nữa phải vượt qua trước khi có thể tuyên bố
thành công. Thứ nhất, Tổng thống Yun Po-sun phải công nhận cuộc
đảo chính là một việc đã rồi và phải phó thác trách nhiệm quản lý đất
nước cho Ủy ban Cách mạng Quân sự. Với vai trò là người đứng đầu
đất nước, sự từ nhiệm của ông ta nhằm chống lại quân đội có thể gây
ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ quốc tế. Thứ hai, Đại tướng
Carter B. Magruder,
Tư lệnh của Quân đội Mỹ ở Hàn Quốc và của
Bộ Chỉ huy Lực lượng giám sát hiệp định đình chiến hai miền Triều
Tiên của Liên Hợp Quốc (UNC), người có quyền chỉ huy tác chiến
toàn bộ quân đội Hàn Quốc, phải chấp nhận tình thế không thể đảo
ngược của cuộc đảo chính. Nếu không, các đối thủ tiềm tàng của Park
trong giới lãnh đạo quân đội có thể bị thôi thúc chống lại tuyên bố
nắm chính quyền của ông. Thứ ba, sau khi chiếm đóng Seoul ngày 16
tháng 5, Trung tướng Yi Han-lim, đồng môn cùng lớp với Park ở
Trường Sĩ quan Tân Kinh Mãn Châu và Học viện Quân đội Hoàng gia
Nhật Bản đồng thời là Tư lệnh Tập đoàn quân 1 đang đóng ở tiền
tuyến, đã đe dọa sẽ chống lại cuộc đảo chính mặc cho 20 sư đoàn