hành hương về đây dự lễ hội để tỏ lòng tôn kính và biết ơn
những vị đã dựng nên đất nước này từ bốn nghìn năm trước.
NÚI BA Vì - NƠI NGỰ TRỊ CỦA TẢN VIÊN SƠN THÁNH
Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh làm tâm điểm thì núi Ba Vì và
núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành "thế tay ngai"
với Ba Vì là "núi cha", Tam Đảo là "núi mẹ". Trên thượng
nguồn thì ba con sông lớn: sông Đà, sông Thao (tức sông
Hồng), và sông Lô đều đổ về đây. Ngã ba Bạch Hạc là nơi
hợp lưu của ba dòng sông ấy để rồi tụ thủy ở đầu sông Cái
(sông Hồng) tạo thành vùng châu thổ trù phú của đồng bằng
Bắc Bộ ngày nay.
Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Trong tâm thức người xưa, Ba Vì được cho là "cao
nhất" (có thể vì là quan trọng nhất), nhưng thực ra đỉnh
Vua cao nhất của ngọn núi này chỉ là 1.296 m (trong khi
với Tam Đảo là 1.581 m). Hai đĩnh khác là đỉnh Tản Viên
cao 1.260 m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.200 m. Ba đỉnh này
hợp lại mà có tên chung là Ba V ì.
Tên gọi Tản Viên hay núi Tản là do đến gần đỉnh, núi
thắt lại và đỉnh xòe tán ra như cái ô.
Còn núi Ngọc Hoa là tên của mị nương, con gái vua
Hùng thứ 18, được gả cho Sơn Tinh.
Tản Viên gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy
Tinh. Sơn Tinh lấy được mị nương đón nàng về núi, Thijy Tinh