Nói cười người ở giữa mầy xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dải tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân Tông còn vẫn đấy,
Trùng đồng thây giữa áng quang minh.
Bài thơ Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự (Đề ở chùa Hoa Yên
trên núi Yên Tử) của Nguyễn Trãi (Đào Duy Anh dịch) vừa
nói lên vị thế của núi, vừa nhắc đến vua Trần Nhân Tông -
người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm tại đây.
Yên Tử cao 1.068 m, nổi bật trên cánh cung Đông
Triều. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vijng
Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong
vịnh Hạ Long, xa hơn là sông Bạch Đằng uốn lượn. Sau khi
truyền ngôi cho con (Trần Anh Tông), Thượng hoàng Trần
Nhân Tông (1258-1308) đã chọn nơi đây để tu hành và trở
thành Phật hoàng.
Trên đỉnh núi mới dựng một pho tượng đồng Đức Phật
hoàng Trần Nhân Tông cao 15 m, nặng 138 tấn, được ghi
nhận là tượng đồng lớn nhất Việt Nam.
Không ở nơi đâu có nhiều công trình kiến trúc Phật
giáo như khu di tích Yên
Tử:
chùa Bi Thực, chùa
cẩm
Thực,
chùa Lân, chùa Giải Oan, cụm tháp Hòn Ngọc, vườn tháp
Huệ Quang, chùa Hoa Yên, am Dược, chùa Bả o Sái, chùa
Vân Tiêu... Đặc biệt trên đỉnh núi có chùa Đồng là một ngôi