Đường lên đỉnh Yên Tử dài hơn 6 km, mới đây đã có
hệ thống cáp treo hiện đại vượt qua 1,2 km dốc nhất. Lễ hội
Yên Tử hằng năm mở từ ngày 10 tháng Giêng kéo dài đến
hết tháng Ba âm lịch.
HAI NGỌN “NÚI THƠ”: BÀI THƠ VÀ NON
Nước
Đây là hai ngọn núi đá vôi nhỏ bé, ở hai nơi khác
nhau, nhưng đều có duyên gắn với văn chương, thơ phú.
Núi Bài Thơ ở thành phố Hạ Long là một khối núi cao
201 m, được cấu tạo bởi đá vôi kỉ Đêvôn, có hình dạng như
sư tử, hổ, rồng... tùy theo tưởng tượng của mỗi người.
Núi vốn có tên là núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng
Sơn. Trên đỉnh núi có trạm gác, hễ có giặc giã thì lính canh
đốt lửa báo hiệu về kinh thành.
Mùa xuân năm 1468, vua Lê Thánh Tông thân chinh
đi tuần vùng biển Đông Bắc. Khi qua đây, thấy phong
cảnh núi non hùng vĩ, vua ghé thuyền vào nghỉ ngơi. Cảm
xúc trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua làm một bài
thơ và cho người khắc lên vách núi. Từ đó trở đi núi mang
tên núi Đề Thơ và sau đó là núi Bài Thơ. Bài thơ của vua
Lê Thánh Tông làm theo thể Đường luật bằng chữ Hán,
được khắc trong một khung vuông cạnh dài 1,50 m, ở độ
cao 6 m trên sườn phía nam. Bài thơ được dịch ra như sau:
Nhận nước trăm sông sóng cuộn đầy
Núi bày cờ thế, biếc liền mây