Sau vua Thánh Tông đã có nhiều tao nhân mặc khách
qua lại và đề thơ vào núi, trong đó có một bài thơ của An
Đô Vương Trịnh Cương viết năm 1729, họa lại bài thơ của
vua Lê nhân một chuyến tuần du vùng Đông Bắc. Nội dung
của các bài thơ chủ yếu ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, hào
khí thời Trần, thịnh trị thời Lê.
Núi Non Nước là một núi đá vôi nhỏ, tên chữ là Dục
Thúy Sơn - có nghĩa là "con chim trả đang rũ cánh", do
danh sĩ Trương Hán Siêu thời Trần đặt.
Núi có vị trí đắc địa, là ngã ba giữa sông Đáy và sông
Vân, thuộc thành phố Ninh Bình. Thiên nhiên đã tạo tác
thật lạ kì: đỉnh núi thì bằng phẳng, chân núi bị sóng nước
bào mòn tạo thành một mái vòm cho thuyền bè ẩn nấp.
Trương Hán Siêu (? - 1354), tác giả bài Bạch Đằng
Giang phú nổi tiếng, chính là người đã phát hiện ra vẻ đẹp
của ngọn núi này, cũng là người đầu tiên đề thơ trên đỉnh
núi. Bài thơ này được Trần Văn Giáp dịch như sau:
Non xanh xanh vẫn như xưa,
Du nhân đi mãi vẫn chưa thây về!
Sóng in bóng tháp bồ đề,
M ở toang cửa động liền kề chân mây.
Đời lênh đênh trước khác nay,
Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to.