Trong bộ Củu đỉnh ở kinh thành Huế, Hồng Lĩnh là
một trong chín ngọn núi thiêng được khắc trên đó.
HOÀNH SƠN VÀ ĐÈO NGANG
Hoành Sơn, như tên gọi, là một dãy núi "nằm ngang",
chẽ ra từ mạch núi Trường Sơn Bắc tới sát biển, dài 50 km,
có đỉnh cao nhất 1.044 m, chiếm một vị trí vô cùng đặc
biệt. Xưa kia, đây vốn là ranh giới giữa nước Đại Việt ở phía
Bắc và Lâm Ấp ở phía Nam. Hiện vẫn còn phế tích của lũy
Lâm Ấp từ thế kỉ thứ 4.
Hoành Sơn thường được nhắc đến với truyền thuyết
về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thế kỉ 17, Nguyễn
Hoàng, con trai thứ của Nguyễn Kim lo sợ bị anh rể là Trịnh
Kiểm ám hại, bèn cử người đến hỏi ý Trạng. Trạng Trình
nhắn rằng: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một
dải Hoành Sơn, có thể dung thân muôn đời).
Theo lời khuyên đó, Nguyễn Hoàng về sau đã mở cõi
về phương Nam, tạo dựng cơ đồ ở Đàng Trong với nhiều
đời chúa Nguyễn.
Nhắc đến Đèo Ngang không ai không biết tới bài thơ
dưới đây của Bà Huyện Thanh Quan.
Bước đến Đèo Ngang bóng x ế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác dác bên sông chợ mây nhà...