Từ năm 2004, hầm đường bộ chui qua núi được
khánh thành làm cho việc qua lại Hoành Sơn trở nên
thuận tiện hơn.
NÚI NGỰ - BÌNH PHONG
CỦA cố ĐÒ
HUẾ
Dạ thưa xứ H u ế bây chừ,
vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.
Hai câu thơ giản dị của thi sĩ Bùi Giáng đã gợi hồn
sông, hồn núi của cố đô Huế.
Núi Ngự là cách gọi ngắn gọn của Ngự Bình. Theo Đại
Nam nhất thống chí, núi Ngự Bình có tên gọi là Bằng Sơn
hay Bình Sơn, một ngọn núi không cao có hình dáng giống
bức bình phong, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và
Hữư Bật Sơn.
Núi Ngự chỉ cao 104 m. Nhưng do có hình thế đặc
biệt nên năm 1 783, khi cho xây dựng thủ phủ Phú Xuân,
chúa Nguyễn Phúc Khoát đã coi dây núi này như chiếc án
che chắn phía trước phủ chúa. Đầu thế kỉ 19, khi vua Gia
Long cho xây dựng Kinh đô Huế, ông đã đặt tên núi là "Ngự
Bình Sơn". "Ngự" là từ chỉ những gì thuộc về vua. "Bình"
là ngăn che, ý nói nó là vật ngăn chặn những điều không
tốt lành, gây tai họa. (Thế nên người ta dịch ra tiếng Pháp
là M ont Écran Royal, tiếng Anh là Mount Royal Screen.)
Ngự Bình Sơn thường được gọi tắt là "núi Ngự" đi cặp với
"sông Hương".
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc kinh