Phia Oăc, bị bào mòn phá hủy thành các hạt trầm tích sa
khoáng trong thung lũng sông. Ngày nay đã tìm được thêm
nhiều mỏ thiếc ở Tam Đảo, Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ
Châu (Nghệ An) và Thường Xuân (Thanh Hóa).
Bauxit là quặng dùng để luyện nhôm, một kim loại
mang tính chiến lược. Mỏ bauxit của nước ta nằm rải rác
trên các khu vực đá vôi tuổi Pecmi*’ *, như ở Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Lai Châu, Sơn La, kể cả ở Hải Dương. Tuy nhiên,
chỉ mỏ bauxit phong hóa trên đá bazan ở Tây Nguyên mới
được xếp vào một trong năm khu vực có trữ lượng bauxit
lớn nhất thế giới.
Đất hiếm là tên gọi chung của một nhóm kim loại có
tính chất hết sức đặc biệt và không thể thiếu được đối với
các ngành công nghệ cao, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên vỏ Trái
đất. Đất hiếm thường rất phân tán, ít khi tập trung thành
mỏ quặng. Nhưng ở nước ta đã phát hiện được những mỏ
đất hiếm tuy không lớn nhưng đủ chủng loại. Việc phát
hiện ra mỏ ceri - một nguyên tố đất hiếm quan trọng - cũng
tình cờ và thú vị. Nguyên là ở Bảo tàng Địa chất (Hà Nội)
có trưng bày nhiều đá và hóa thạch thu thập được từ thời
Pháp. Một hôm các nhà địa chất dùng máy đếm phóng xạ
Geiger rà soát các mẫu đá thì thấy một số mẫu phát ra tiếng
nổ liên tục, chứng tỏ có chất phóng xạ. Dựa vào địa chỉ ghi
trên nhãn các mẫu đá đó, họ lặn lội tìm đến nơi và phát
(1) Kỉ Pecmi, cách đây khoảng 250 triệu đến 300 triệu năm.
^30