KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 33

tinh, caolin, íenspat, sét chịu lửa, mica, graphit (than chì)...,

nhưng chỉ với trữ lượng nhỏ.

Có một loại khoáng sản ở dạng lỏng, đó là các nguồn

nước khoáng, nước nóng. Lòng đất nước ta bị nhiều đứt gãy

lớn nhỏ cắt xẻ các tầng đá, nên các mạch nước khoáng có

nhiều đường thoát lên mặt đất. Nếu như trước đây chúng ta

chỉ biết tới nước khoáng Vĩnh Hảo, nước khoáng Kim Bôi

thì ngày nay đã tìm được thêm ở nhiều nơi, như Sơn La, Lai

Châu, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Ninh

Bình cho đến Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Thuận,

Khánh Hòa, Kon Tum, Tây Nam Bộ... Tại nhiều nơi người ta

đã khai thác các nguồn nước khoáng này để làm dịch vụ du

lịch, làm nơi nghỉ dưỡng.

Kể về khoáng sản đương nhiên phải nhắc tới các mỏ

dầu. Tuy nhiên phần lớn các mỏ dầu nằm dưới lòng sâu đáy

biển, nên sẽ được đề cập ở một cuốn khác về đề tài này.

NÚI RỪNG GHI DÁU CHIẾN CÔNG

Núi nước ta chưa phải là cao, nhưng vô cùng hiểm

trở, do một mạng lưới sông suối chia cắt dày đặc, tạo nên

những hẻm vực sâu hun hút, giao thông đi lại khó khăn.

Xưa kia rừng mọc rậm rạp, có nhiều thú dữ càng làm miền

rừng núi trở nên heo hút.

Tuy vậy, các hang núi đã từng là nhà ở che mưa nắng

cho người Việt cổ. Muông thú dồi dào, cây rừng bát ngát

từng là nguồn thức ăn sẵn có nuôi sống con người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.