Nước Văn Lang của các vua Hùng đóng đô trên vùng
núi, các làng chạ quần tụ chủ yếu ven đồi núi.
Núi rừng chính là căn cứ địa, là thành quách thiên
nhiên giúp cho nhân dân ta đánh giặc giữ nước.
Khi nhà Tần sai Đồ Thư đem quân xâm lược Bách Việt,
quân Tần cần phải đào kênh chở lương cho đội quân đông
đảo. Người Việt ban ngày bỏ trốn vào rừng, ban đêm đột
ngột xuất hiện dùng tên độc bắn giết quân giặc, cướp lương
thực của chúng. Địa hình rừng núi và sự chống trả của người
Việt đã khiến quân giặc lâm vào cảnh: "Đóng binh ở đất vô
dụng, tiến không
được,
thoái cũng không
được.
Trong hơn
mười năm, đàn ông phải mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên
chở, khổ không sống nổi. Người ta tự treo c ổ trên cây dọc
đường. Người chết trông nhau..." {S ử k íT ư Mã Thiên).
Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, miền
núi cũng là mồ chôn quân giặc và ghi dấu chiến công vẻ
vang của dân tộc.
"Muốn coi lên núi mà coi / Coi bà Triệu tướng cưỡi voi
đánh cồng” . Núi ấy là núi Nưa (Thanh Hóa), nơi bà Triệu
tập luyện quân sĩ để nổi dậy đánh quân Đông Ngô.
Khi khởi nghĩa chống nhà Đường, Mai Thúc Loan đã
xây dựng kinh đô chiến lũy trên núi Vạn An (Nghệ An), lên
ngôi vua tức Mai Hắc Đế.
Sau khi Ngô Quyền và tiếp đến Đinh Bộ Lĩnh xây nền
độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Trung Hoa vẫn
không ngừng nhòm ngó hòng xâm chiếm nước ta. Thông
thường đại quân của chúng tập trung từ hai tỉnh Lưỡng